Thay đổi giấy phép đầu tư

Thay đổi giấy phép đầu tư là thủ tục thực hiện tại cơ quan đăng ký đầu tư để ghi nhận các nội dung thay đổi của dự án, thay đổi nhà đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo quy định Luật Đầu tư 2020, khi dự án hoặc nhà đầu tư có sự thay đổi thì công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đầu tư. Sau đây bài viết của Công ty Luật Rong Ba sẽ trình bày giúp bạn hiểu rõ hơn. 

Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy phép đầu tư là văn bản ghi nhận hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư trên một địa bàn cụ thể, trong một thời gian xác định. Như vậy đặc điểm nổi bật của giấy phép đầu tư sẽ bao gồm:

Có 2 loại giấy phép đầu tư đó là: Giấy phép đầu tư cấp cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam có tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép đầu tư cấp cho hoạt động đầu tư tại nước ngoài gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Bộ kế hoạch đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, và SKHĐT/ BQLKCN có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Luật đầu tư chia thủ tục cấp giấy phép đầu tư thành 02 trường hợp:

Một là trường hợp phải thực hiện đăng ký đầu tư;

Hai là trường hợp không phải thực hiện đăng ký đầu tư nhưng nếu nhà đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì vẫn được cớ quan quản lý đầu tư cấp phép (Áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước).

Tại sao phải làm thủ tục thay đổi Giấy phép đầu tư?

Thay đổi Giấy phép đầu tư là việc làm cần thiết khi có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến dự án đầu tư, nội dung Giấy phép để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư.

thay đổi giấy phép đầu tư
thay đổi giấy phép đầu tư

Vậy nên, để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả thủ tục thay đổi Giấy phép đầu tư, bạn nên lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, kinh nghiệm để thực hiện thủ tục kịp thời và đúng quy định. 

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư

Đối với dự án đầu tư trong nước

Trường hợp xin giấy phép đầu tư

Dự án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam

Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư như sau

Bản đăng ký đầu tư.

Dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án

Một số văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư

Nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường

Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)

Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc CMTND đối với nhà đầu tư là cá nhân

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư

Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật 

Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Hồ sơ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cũng như hồ sơ dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chuẩn bị thêm hồ sơ: giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng.

Điều kiện để thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đầu tư?

Điều kiện 1: Dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu dự án thuộc đối tượng phải xin chấp thuận góp vốn đầu tư thì phải có phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh tùy thuộc vào từng dự án.

Điều kiện 2: Có nội dụng thay đổi thực tế những thông tin trên giấy phép đầu tưvà phải là những thay đổi của những thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều kiện 3: Có các giấy tờ chứng minh việc thay đổi đó là hợp pháp. Ví dụ: Khi thay đổi nhà đầu tư thì phải có hộ chiếu của nhà đầu tư nếu là cá nhân còn nếu nhà đầu tư là tổ chức thì phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc các tài liệu tương ứng để chứng minh đồng thời phải chứng minh được năng lực tài chính của các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân này.

Điều kiện 4: Có hồ sơ đầu đủ theo quy định để thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nội dung các đầu mục hồ sơ phải chính xác và đúng quy định.

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi không thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đầu tư:

Theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư:

Điều 13. Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;

Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;

Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành;

Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư;

Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;

Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;

Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;

Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;

Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư;

Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động;

Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận;

Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm tại Điểm d Khoản 2 Điều này;

Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.”

Thủ tục thay đổi Giấy phép đầu tư không có thành viên góp vốn mới

Thủ tục thay đổi Giấy phép đầu tư được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục thay đổi và cấp giấy phép đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;

Bước 2: Thay đổi nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Thay đổi hoặc cấp mới Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế/ Giấy phép đủ điều kiện cơ sở an toàn thực phẩm/ Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, du học/ Giấy phép kinh doanh (Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề thực hiện quyền phân phối bản lẻ hàng hoá, cho thuê hàng hóa, và các ngành nghề theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP)…

Thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư khi có nhà đầu tư nước ngoài mới góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục ghi nhận thông tin nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Trường hợp doanh nghiệp chưa tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ đồng thời thực hiện thủ tục tách tại bước 2. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp đã được cấp);

Bước 3: Trường hợp phải cấp lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước.

Bước 4: Thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư cập nhật thông tin của nhà đầu tư mới cùng các nội dung thay đổi liên quan đến dự án đầu tư.

Bước 5: Trường hợp nhà đầu tư có thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

Bước 6: Xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Lưu ý khi thay đổi giấy phép đầu tư

Một vài vấn đề mà nhà đầu tư cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư như sau:

Lưu ý 1: Doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục tách riêng biệt Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện ngay và cấp lại con dấu mới theo luật định.

Lưu ý 2: Doanh nghiệp mới thay đổi ngành nghề kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đề nghị doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động.

Lưu ý 3: Doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau khi đã thay đổi giấy chứng nhận đầu tư để tránh các thủ tục pháp lý phát sinh như sau: 

Trường hợp doanh nghiệp có thêm thành viên góp vốn mới thì nhà đầu tư mới phải góp vốn vào tài khoản chuyển vốn của doanh nghiệp. Thời hạn góp đủ vốn theo đúng tiến độ cam kết trên Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu nhà đầu tư góp vốn chậm tiến độ như cam kết thì cần phải làm thủ tục gia hạn góp vốn đồng thời nộp phạt theo quy định pháp luật. 

Thủ tục báo cáo và các mẫu báo cáo của doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý 4: Trường hợp việc thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư dẫn đến dự án thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thay đổi giấy phép đầu tư. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thay đổi giấy phép đầu tư và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin