Thay đổi cơ quan quản lý thuế

Thay đổi cơ quan quản lý thuế cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gì? Để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ để này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết thay đổi cơ quan quản lý thuế dưới đây của Luật Rong Ba

Cơ quan thuế là gì? 

Cơ quan thuế là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và thu thuế vào Ngân sách nhà nước. Theo đó, cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục thuế cụ thể đó là các cơ quan thuế cấp trung ương, Cục thuế các cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thuế cơ quan thuế huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.Cơ quan thuế là từ ngữ chung được dùng để chỉ hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế, bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.Theo quy định hiện hành, nội dung quản lý thuế rất đa dạng bao gồm các hoạt động như:

– Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

– Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

– Quản lý thông tin người nộp thuế.

– Quản lý hóa đơn, chứng từ.

– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

– Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

– Hợp tác quốc tế về thuế.

– Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Như vậy chúng ta có thể  đưa ra khái niệm về cơ quan thuế đó là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về thuế, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Theo đó hiện nay cần thực hiện các giải pháp quản lý thu, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, phân tích, đánh giá cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, nguồn thu, sắc thuế, xác định rõ các nguồn thu, loại thuế còn thất thu để có giải pháp quản lý hiệu quả.

Những quy định của pháp luật về thay đổi cơ quan quản lý thuế

Thay đổi cơ quan quản lý thuế TNCN

– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:

Theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì:

Trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cụ thể:

Nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu theo quy định.

Nộp đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định.

Đề nghị hoàn trả số tiền thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước nộp thừa (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này).

Được chuyển số tiền thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết để bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phát sinh tại cơ quan thuế nơi chuyển đến; số thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế để bù trừ với số phải nộp theo hồ sơ khai quyết toán thuế.

Cơ quan thuế chuyển đi thực hiện đối chiếu nghĩa vụ đến thời Điểm thay đổi địa chỉ trụ sở với người nộp thuế, lập Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm gửi 01 (một) bản cho người nộp thuế, 01 (một) bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến để thông báo về tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế

– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:

Cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến, căn cứ hồ sơ chuyển địa Điểm của người nộp thuế, thông tin thay đổi địa chỉ trụ sở của cơ quan đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp), cập nhật thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để tiếp tục quản lý người nộp thuế.

Các trường hợp làm thay đổi Cơ quan quản lý thuế

Thay đổi những thông tin gì sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ quan quản lý thuế?

Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, gồm:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh

Đơn xin chuyển cơ quan thuế quản lý

Các bạn có thể tải Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý tại bài: Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý

Thay đổi CCCD với thuế

Thay đổ từ CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp thì phải thay đổi thông tin thuế như thế nào?

Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.

Khi thay đổi thông tin đăng ký thuế thì người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cho cơ quan được ủy quyền

thay đổi cơ quan quản lý thuế
thay đổi cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC trong từng trường hợp như sau:

– Người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:

Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST

– Người nộp thuế ủy quyền, nộp qua cơ quan chi trả thu nhập:

Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó);

Bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc;

Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT hoặc mẫu số 20-ĐK-TH-TC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

Mục II Phụ lục 01 Công văn này hướng dẫn người nộp thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia như sau:

Bước 1:Người nộp thuế đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia và chọn dịch vụ “Thay đổi thông tin đăng ký thuế”.

Bước 2:Cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển sang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 4: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để truy vấn các thông tin của cá nhân.

Bước 5: Người nộp thuế kiểm tra các thông tin đã được điền sẵn trên tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế và bổ sung các thông tin khác không có trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư nếu có thay đổi.

Bước 6:Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kiểm tra thông tin nhận từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin người nộp thuế kê khai hồ sơ.

Bước 7: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế lưu hồ sơ đã nộp thành công, đồng thời tự động chuyển thông tin vào hệ thống TMS ngay sau khi người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế bằng điện tử thành công.

Vị trí, chức năng của cơ quan thuế

Theo điều 2 của Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan thuế thuộc các cơ quan quản lý thuế, bao gồm Tổng cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế.

Vị trí và chức năng của các cơ quan trên như sau:

– Tổng cục thuế : là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản ngoài Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

Thẩm quyền của cơ quan thuế

– Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin đúng nội dung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, người được yêu cầu cung cấp thông tin phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể có mặt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

+ Việc kiểm tra thuế được tiến hành theo hai hình thức:

Kiểm tra hồ sơ thuế thường xuyên tại trụ sở cơ quan quản lý thuế: bao gồm các nội dung đối chiếu, so sánh hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong quá trình kiểm tra, nếu có nội dung trong hồ sơ thuế cần làm rõ, cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm, thì người nộp thuế sẽ bị xử phạt và phải nộp đủ số thuế theo quy định.

Kiểm tra thuế đột xuất tại trụ sở của người nộp thuế trong một số trường hợp.

– Ấn định thuế: Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:

– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thay đổi cơ quan quản lý thuế. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu thay đổi cơ quan quản lý thuế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin