1. Thành ngữ là gì?

Trong sách giáo khoa ngữ văn 7, thành ngữ được xác định là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Xét về mặt ngữ pháp thì thành ngữ chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh vì nó chưa có đủ cấu tạo cơ bản của một câu. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào nên thành ngữ thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục nên thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Cần lưu ý rằng, tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn: thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khácđứng núi nọ trông núi kia,…

2. Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ

Thành ngữ có đặc điểm là tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Tuy nhiên nghĩa của chúng không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ thường mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ như sau:

– Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

Thành ngữ có kết cấu ba tiếng. Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,… 

Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt. Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,…

Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,… 

Ngoài ra, còn tồn tại một số kiểu kết cấu thành ngữ có bảy, tám, mười tiếng. Đó có thể là hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một thành ngữ dài cố định, ví dụ như: vén tay áo xô đốt nhà táng giày,…

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp: Câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ): Nước đổ đầu vịt, chuột sa chĩnh gạo,…

3. Vai trò của thành ngữ

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao nên có thể dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương đã sử dụng rất nhiều thành ngữ:

” Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không”

Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này là thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ trước sự vất vả của người vợ, từ đó thể hiện tình cảm và sự đồng cảm với nỗi vất vả của vợ nhiều hơn.

4. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Về hình thức:

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, người ta gọi là “câu tục ngữ” chứ không gọi là “câu thành ngữ”. Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách. 

Về nội dung:

Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm và hiện tượng đời sống,… Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Còn thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải được gắn với các yếu tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm của con người và thường chỉ xuất hiện là một vế trong câu. Trong khi đó, tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập là một câu riêng lẻ.

5. Một số thành ngữ thường gặp

“Dĩ hoà vi quý” là thành ngữ chỉ những người luôn lấy trọng tâm là sự hoà hợp, từ đó cho thấy cách đối nhân xử thế của con người đó trong xã hội.

“Đừng xem mặt mà bắt hình dong” dùng để phê phán những người không có kiến thức nhưng lại luôn cho mình là người có hiểu biết, bó mình trong một không gian nhỏ hẹp mà không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá và trải nghiệm những điều mới.

Ngoài ra còn có một số thành ngữ khác như: “Sức khoẻ là vàng”, ” Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”,…

6. Luyện tập

Bài 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau:

a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phương tới, chẳng thiếu thứ gì.

b. Một hôm, có người hành rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như vui. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyên rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

Trả lời: Các thành ngữ có trong bài là:

a. Sơn hào hải vị: chỉ những thứ đồ ăn quý giá lấy ở núi và biển 

Nem công chả phượng: thứ món ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, và món thịt làm từ thịt phương nướng chín. Đây là 2 món ăn vô cùng quý hiếm.

b. Khoẻ như voi: Thành ngữ dùng để chỉ một người có sức mạnh thể chất như voi

Tứ cố vô thân: Thành ngữ để chỉ người không có họ hàng, chỉ sống một mình

Bài 2: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:

– Lời … tiếng nói

– Một nắng hai …

– Ngày lành tháng…

– No cơm ấm …

– Bách …. bách thắng

– Sinh … lập nghiệp

Trả lời: 

– Lời ăn tiếng nói

– Một nắng hai sương

– Ngày lành tháng tốt

– No cơm ấm cật

– Bách chiến bách thắng

– Sinh cơ lập nghiệp

Bài 3: Kể vắn tắt truyền thuyết hoặc ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của thành ngữ “Con Rồng cháu Tiên”

Trả lời: Ngày xưa, ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy người dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc Thần đã tìm đến thăm. Từ đó, Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau và nên duyên vợ chồng.

Âu Cơ có mang, sinh ra bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô, mạnh khoẻ. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển, Âu Cơ đem 50 con lên rừng, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn.Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thì thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Rong Ba Bakery về chủ đề thành ngữ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. XIn chân thành cảm ơn.