Thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu

thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu

Ngày nay, với tiềm năng ở vị trí chiến lược ngã ba Đông Dương vùng lõi khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia điều đó khiến cho Lai Châu được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến. Vậy khi thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu cần tiến hành những thủ tục như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Rong Ba tìm hiểu thông qua bài viết thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu dưới đây.

Tình hình thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu:

Lai Châu là tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La. Đây là địa phương có vị trí chiến lược và đặc biệt quan trọng về an ninh – quốc phòng của Việt Nam, tạo ra một mạch kết nối giao thương hàng hóa và du lịch trên cả tuyến Tây Bắc. Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, đất đai có độ phì nhiêu, có địa hình hùng vĩ, xen lẫn với nhiều hang động cùng hệ thống thảm thực vật phong phú, chế độ khí hậu điển hình của vùng núi đá cao, là địa bàn sinh sống của hơn 20 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa độc đáo. Chính vì thế, Lai Châu có thế mạnh đối với phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo; xây dựng phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ, các mô hình kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, Lai Châu là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với nhiều loại khoáng sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao,…là điều kiện và cơ hội đầu tư phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, tỉnh Lai Châu có 91 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 2,3% khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm 0,09% cả nước) với số vốn đăng ký đạt 2.522 tỷ đồng (chiếm 5,4% khu vực và chiếm 0,2% cả nước).

Những loại hình doanh nghiệp nào được thành lập tại tỉnh Lai Châu?

Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thành lập tại tỉnh Lai Châu các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Hoặc Doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc điểm, cơ cấu, tổ chức khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Cụ thể, đặc điểm cơ bản của các loại hình doanh nghiệp là:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp. Trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp bị hạn chế thành lập doanh nghiệp.

thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu
thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu

Theo đó, muốn thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Lai Châu cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập doanh nghiệp là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập doanh nghiệp là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ngoài ra, trụ sở chính của doanh nghiệp không được là nhà chung cư, nhà tập thể; trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.

Tùy từng mô hình kinh doanh, loại hình doanh nghiệp pháp luật có quy định về vốn điều điều lệ tối thiểu khác nhau.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu:

Để thực hiện thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu thì cần phải tiến hành đầy đủ những bước sau:

Bước 1: Chọn loại hình công ty

Luật Doanh nghiệp hiện hành đang công nhận 05 loại hình doanh nghiệp, gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;

Công ty TNHH 1 thành viên;

Công ty cổ phần;

Công ty hợp danh;

Doanh nghiệp tư nhân. 

Khi có nhu cầu thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức trước tiên cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Để biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp, cần hiểu rõ về tính chất, đặc điểm và điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp này.

Cách đơn giản nhất là dựa theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty. Nếu chỉ có một người thì có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên

Bước 2: Xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh

Về tên công ty:

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đặt tên cho công ty, các tổ chức, cá nhân cần có những lưu ý sau:

Tên tiếng Việt gồm 02 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng;

Tên công ty không được trùng với tên của công ty khác;

Không sử dụng tên cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội… để đặt tên công ty;

Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong, mỹ tục..

Nơi đặt trụ sở công ty:

Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.

Vốn điều lệ:

Nếu lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc công ty TNHH, tổ chức, cá nhân phải xác định số vốn điều lệ.

Nếu là công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.

Nếu là công ty hợp danh hoặc công ty TNHH: Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Căn cứ: Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Ngành, nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Điều này có nghĩa là, khi thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải loại trừ các ngành, nghề mà pháp luật không cho phép kinh doanh.

Ngoài ra, cần lưu ý các ngành nghề bị hạn chế đầu tư, kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Theo các Điều 19, 20, 21, 22 của Luật Doanh nghiệp 2020, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên

Bản sao giấy tờ pháp lý của từng thành viên

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

​Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài cần có bản sao giấy tờ pháp lý đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Nơi nộp hồ sơ 

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ đến:

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Hình thức nộp hồ sơ 

Theo khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo một trong ba hình thức:

Nộp trực tiếp 

Nộp qua đường bưu điện

Nộp trực tiếp. 

Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh 

Một trong những bước quan trọng khi làm thủ tục thành lập công ty là song song với việc nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.

Theo khoản 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phí, lệ phí đăng ký kinh doanh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. 

Mức lệ phí:

Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC, các khoản phí và lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi làm thủ tục thành lập công ty bao gồm: Lệ phí đăng ký kinh doanh và Phí công bố thông tin

Trường hợp đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc thành lập công ty trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được miễn 02 khoản phí, lệ phí trên.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm;

Tên của doanh nghiệp đặt đúng quy định;

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;

Nộp đủ phí và lệ phí theo quy định.

Bước 7: Khắc con dấu của công ty

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu).

Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.

Lưu ý: Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các công ty phải thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đã bãi bỏ quy định này. Do đó, các công ty sau khi thành lập không còn phải làm thủ tục công bố mẫu dấu công ty. 

Bước 8: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Các nội dung cần công bố

Bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh;

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Thời hạn công bố

30 ngày kể từ ngày được công khai. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Lai Châu và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin