Thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang

thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, nền kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Chính vì vậy, hiện nay Đảng bộ tỉnh ủy đã có những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả, đặc biệt là thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang. Vậy điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang là gì. Sau đây, bài viết của Công ty Luật Rong Ba sẽ trình bày dưới đây.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc thù riêng, do đó, hồ sơ thành lập cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

Để quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên; bạn được thuận lơi, nhanh chóng bạn cần chuẩn bị đầy đủ:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản với:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau khi thành lập công ty cổ phần:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

Khi thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Trình tự thành lập doanh nghiệp thường có nhiều giai đoạn phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp dễ mắc sai sót. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ những giấy tờ cần thiết như:

Giấy tờ tùy thân: bao gồm các giấy tờ như chứng minh nhân dân, bản sao Hộ chiếu có công chứng và phải không quá 3 tháng.

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được soạn theo mẫu, dự thảo điều lệ công ty với đầy đủ nội dung, danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn, chứng chỉ hành nghề và chứng minh vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền ( đối với các doanh nghiệp mà nhà nước quy định cần phải có vốn pháp định hay chứng chỉ hành nghề)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.

Đối tượng đi nộp hồ sơ : với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp, hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ:

Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nếu như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Làm con dầu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu

Đây là giai đoạn quan trọng trong trình tự thành lập doanh nghiệp.

thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang
thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn đến cơ sở chức năng khắc con dấu để làm con dấu pháp nhân. Sau đó bạn cần làm bản đăng ký mẫu dấu và nộp tại sở kế hoạch đầu tư thành phố để thực hiện thủ tục công bố thông tin con dấu của doanh nghiệp lên công thông tin doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ rất đơn giản bao gồm giấy đăng ký mẫu dấu theo mẫu được đóng dấu và ký tên bởi người đại diện pháp luật.

Bước 5: Đăng bố cáo

Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận tại sở kế hoạch đầu tư  thì doanh nghiệp phải được đăng trên công thông tin doanh nghiệp của sở kế hoặc đầu tư. Đây là điều bắt buộc và bạn sẽ nộp một khoản phí để thực hiện đăng bố cáo lên trên công thông tin này. Nội dung bao gồm: tên của doanh nghiệp; địa chỉ của trụ sớ chính; ngành, nghề kinh doanh; đối với công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh thì cần phải có thông tin về vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định; nơi đăng ký kinh doanh.

Sau khi thành lập công ty tại Hà Giang cần làm những gì ?

Khắc con dấu cho công ty

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. 

Mua chữ ký số:

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Hiểu một cách đơn giản, chữ ký số (Token) là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp/cá nhân dùng thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử qua mạng internet.

Chữ ký số có ba tính năng quan trọng để đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của công ty gồm: kê khai thuế online, BHXH online và khai hải quan điện tử. 

Đặt in hóa đơn (VAT)

Hiện nay việc đặt in hóa đơn là thủ tục bắt buộc nên sau khi thành lập công ty thì đơn vị sẽ phải thực hiện thủ tục đặt in hóa đơn điện tử. Vậy hóa đơn điện tử là gì? Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử

Mở tài khoản ngân hàng

Việc mở tài khoản ngân hàng là nhu cầu tất yếu sau khi thành lập công ty, Thông qua tài khoản ngân hàng để nhận và chuyển tiền các khoản thanh toán  cho công ty. Việc mở tài khoản ngân hàng phải đảm bảo mở tại những ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp và sau khi mở tài khoản ngân hàng xong đơn vị phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan thuế để cơ quan quản lý thuế biết và quản lý tài khoản của doanh nghiệp.

Kê khai tờ khai thuế môn bài

Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mức đóng thuế môn bài :

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

Đặt biển công ty:

Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Bắc  xong, tại trụ sở chính công ty bắt buộc phải có thông tin về doanh nghiệp nên việc đặt biển công ty là điều bắt buộc phải làm. Thông tin trên biển công ty phải có những nội dung: Tên công ty; địa chỉ trụ sở; Mã số doanh nghiệp..Còn kích cớ biển bảng sẽ do doanh nghiệp tự đặt sao cho phù hợp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Hà Giang và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin