Thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai

thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai

Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai được tiến hành theo trình tự như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật Rong Ba.

Căn cứ pháp lý:

Luật doanh nghiệp năm 2020;

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định số 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh;

Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam;

Các văn bản pháp luật có liên quan.

Khái quát về doanh nghiệp:

Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01.01.1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế… Đến khi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại. Theo tỉnh thần của Luật công ti năm 1990 hay Luật doanh nghiệp năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thể pháp lí được thành lập và đăng kí kinh doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp có đặc điểm sau:

Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo thủ tục pháp lÍ nhất định. Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh riêng;

Được thửa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng;

Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.

Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai :

Thứ nhất, Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nguyên tắc tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt nam trừ những trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp có thể kể đến:

Nhóm các cá nhân làm việc trong lĩnh vực nhà nước hoặc an ninh, quốc phòng như cán bộ, công chức, viên chức,..

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình.

thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai
thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai

Nhóm các đối tượng bị cấm liên quan đến yếu tố năng lực hành vi

Các đối tượng bị cấm khác theo quy định của pháp luật. ( ví dụ: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…)

Thứ hai, Điều kiện về đối tượng kinh doanh:

Đối với chủ doanh nghiệp là công dân nước việt nam hoặc người nước ngoài định cư tại Việt Nam :

Các doanh nghiệp.

Các cơ quan, tổ chức , cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .

Đối với thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO

Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.

Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Thứ ba, Điều kiện về tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :

Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Lưu ý các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :

Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mĩ tục của việt nam.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Thứ tư, Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký:

Về nguyên tắc chung, theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư năm 2020 các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Trên cơ sở đó, các ngành, nghề kinh doanh bị cấm,  ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề được tự do kinh doanh.

Đối với 1 số ngành nghề, kinh doanh bị cấm: Ví dụ đối với ngành nghề kinh doanh bị cấm ở đây là: Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh các chất ma túy; Hoạt động kinh doanh liên quan dến sinh sản vô tính trên người,…

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh sau khi đã thành lập doanh nghiệp đó phải đáp ứng điều kiện nhất định: Ví dụ: Hoạt động kinh doanh khách sạn phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy…; Kinh doanh nhà hàng ăn uống phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm..v..v…

Lưu ý: Danh sách các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế- xã hội và quan niệm của nhà lãnh đạo. Nên khi những yếu tố này, đặc biệt là điều kiện kinh tế- xã hội thay đổi, các quy định cấm hoặc hạn chế kinh doanh cũng sẽ thay đổi theo.

Thứ năm, Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

Thứ sáu, Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty

Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.

Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý: Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp cũ là: Các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: Doanh nghiệp không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông/thành viên nào không góp thì không còn là thành viên/cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng

Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Thứ bảy, Điều kiện về con dấu:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo những thông tin sau :

Về tên doanh nghiệp

Về mã số doanh nghiệp

Trước khi sử dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc đăng tải con dấu được thực hiện ngay sau khi đã thực hiện xong thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Các bước thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai

Bước 1. Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản scan qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ ra thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền trực tiếp mang hồ sơ gốc lên nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm tra lại hồ sơ rồi mới quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.

Bước 6: Công bố thông tin doanh nghiệp và thực hiện khắc dấu.

Bước 7: Công bố mẫu dấu và thực hiện các công việc khác như: Mở tài khoản ngân hàng, khai lệ phí môn bài, setup hồ sơ thuế ban đầu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Gia Lai và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin