Đà Nẵng là một trong 03 thành phố lớn nhất của Việt Nam và ngày càng thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Nhờ những chính sách thu hút đầu tư mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Đà Nẵng là nơi thành lập công ty. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng như thế nào? Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng Công ty Luật Rong Ba tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Thành lập doanh nghiệp là gì
Hiểu theo góc độ kinh tế thì : Thành lập doanh nghiệp đó là việc tạo lập, thành lập lên 1 tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất : trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản xuất, nhà xưởng, vốn.
Hiểu theo góc độ pháp lý : Thành lập doanh nghiệp, công ty là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan NN có thẩm quyền
Ai là người có quyền thành lập doanh nghiệp
Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020; Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ – CP ban hành ngày 01/10/2010 kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
“1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làmthành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợpdoanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.”
Quy trình thành lập doanh nghiệp Đà Nẵng
Quy trình thành lập doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại (Luật doanh nghiệp 2020) (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên) đầy đủ bao gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp Đà Nẵng
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.
Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.Lưu ý: Bản sao y công chứng chứng minh nhân dân chưa quá 3 tháng, thời hạn chứng minh nhân dân chưa quá 15 năm.
Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ mở công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Luật doanh nghiệp 2020
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay hồ sơ thành lập công ty tại Đà Nẵng.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.
Bước 2: Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc). Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trong nội dung con dấu đã bị bãi bỏ, doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Giai đoạn 4: Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp Đà Nẵng
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có giấy phép kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có giấy phép kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
Bước 3: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp Đà Nẵng lên Cổng thông tin quốc gia
Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Lưu ý: Lệ phí Môn bài được miễn từ ngày 25/02/2020 theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực từ ngày 25/2/2020.
Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ
Bước 6: Treo biển hiệu công ty
Bước 7: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Bước 8: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
Bước 9: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Những công việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Sau khi thành lập công ty, quý khách đừng quên thực hiện các thủ tục sau đây:
Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế nhà nước.
Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo tài khoản lên sở Kế hoạch và Đào tạo.
Lập tờ khai môn bài nộp Online và nộp lệ phí (Mức đóng lệ phí môn bài được quy định làm 2 mức: Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì mức đóng là 2 triệu đồng. Nếu trên 10 tỷ đồng thì mức đóng lệ phí là 3 triệu đồng). Tuy nhiên, theo nghị định 22/2020/NĐ-CP thì có 3 trường hợp được miễn nộp lệ phí nếu thành lập sau ngày 25/02/2020 .
Đăng ký chữ ký số và đăng ký kê khai điện tử và đăng ký nộp thuế điện tử.
Đăng ký HĐ điện tử (Bắt buộc với doanh nghiệp mới thành lập) và tiến hành làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Đặt biển hiệu công ty và treo biển tại trung tâm địa chỉ đặt trụ sở đã đăng ký: cơ quan thuế sẽ kiểm tra và có thể khóa mã số thuế nếu phát hiện công ty không có biển hiệu.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.