Thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau

thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau

Ngày nay, kinh tế tỉnh Cà Mau đang phát triển một cách mạnh mẽ và đang có nhiều chính sách tốt khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư và phát triển. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau là gì? Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau bao gồm nhưng giai đoạn nào? Mời bạn tham khảo bài viết của Công ty Luật Rong Ba sau đây.

Tình hình thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau:

Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Địa hình Cà Mau là đồng bằng thuần nhất, sông rạch chằng chịt, như một bán đảo, có 3 mặt giáp biển, vùng biển Mũi Cà Mau hàng năm phù sa bồi lắng ngầm vươn ra biển khoảng 80m. Bờ biển Cà Mau dài 254 km, vùng biển và thềm lục địa rộng trên 71.000 km², tiếp giáp với vùng biển quốc tế và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á; có trữ lượng hải sản lớn và giàu tài nguyên khác; thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, vận tải biển và du lịch biển. Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập nước diện tích trên 100.000 ha rừng với đặc trưng rừng đước, rừng đước ở phía mũi Cà Mau lớn thứ 2 trên thế giới; rừng tràm ở U Minh Hạ (có khu rừng nguyên sinh), còn nhiều loại động, thực vật phong phú và quý hiếm. Rừng Cà Mau có giá trị cân bằng môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững toàn khu vực, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Rừng và biển là tiềm năng lớn và là đặc thù của tỉnh nhưng đầu tư khai thác, quảng bá giới thiệu còn ít; hiện nay Cà Mau đang chủ trương mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tham quan, hợp tác đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Tỉnh Cà Mau tập trung kinh tế mũi nhọn vào ngư, nông, lâm, công nghiệp. Ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu vào trồng lúa, ngành lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây công nghiệp, ngành công tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn như sản xuất đạm, chế biến thực phẩm, sản xuất than cốc, chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất, cung cấp khí dốt, phát triển du lịch cũng được coi là một trong những thế mạnh của Tỉnh Cà Mau.

Cà Mau hiện có 3.415 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 6,1% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,4% cả nước). Trong 6 tháng đầu năm 2020, Cà Mau có 241 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 5,3% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,4% cả nước) với số vốn đăng ký là 1.089 tỷ đồng (chiếm 3,0% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,6% cả nước).

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau

Mặc dù, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điều kiện thành lập riêng nhất định; Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020; để thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập doanh nghiệp là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập doanh nghiệp là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề đăng ký doanh của doanh nghiệp phải là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ tất cả điều kiện theo luật định; thì mới được phép kinh doanh.

Tên doanh nghiệp được đặt đúng quy định pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp không được đặt tên trùng; hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau
thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau

Doanh nghiệp phải có trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp.

Cụ thể, trụ sở chính phải có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020; có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực; chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.

Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp; tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;(trừ một số trường hợp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp).

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Cà mau

Do đặc điểm về cơ cấu, tổ chức của từng loại hình doanh là khác nhau; nên luật doanh nghiệp hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau có những sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Căn cứ Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Trình tự thành lập doanh nghiệp thường có nhiều giai đoạn phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp dễ mắc sai sót. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ những giấy tờ cần thiết như:

Giấy tờ tùy thân: bao gồm các giấy tờ như chứng minh nhân dân, bản sao Hộ chiếu có công chứng và phải không quá 3 tháng.

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được soạn theo mẫu, dự thảo điều lệ công ty với đầy đủ nội dung, danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn, chứng chỉ hành nghề và chứng minh vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền ( đối với các doanh nghiệp mà nhà nước quy định cần phải có vốn pháp định hay chứng chỉ hành nghề)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.

Đối tượng đi nộp hồ sơ : với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp, hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ:

Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nếu như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Làm con dầu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu

Đây là giai đoạn quan trọng trong trình tự thành lập doanh nghiệp.

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn đến cơ sở chức năng khắc con dấu để làm con dấu pháp nhân. Sau đó bạn cần làm bản đăng ký mẫu dấu và nộp tại sở kế hoạch đầu tư thành phố để thực hiện thủ tục công bố thông tin con dấu của doanh nghiệp lên công thông tin doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ rất đơn giản bao gồm giấy đăng ký mẫu dấu theo mẫu được đóng dấu và ký tên bởi người đại diện pháp luật.

Bước 5: Đăng bố cáo

Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận tại sở kế hoạch đầu tư  thì doanh nghiệp phải được đăng trên công thông tin doanh nghiệp của sở kế hoặc đầu tư. Đây là điều bắt buộc và bạn sẽ nộp một khoản phí để thực hiện đăng bố cáo lên trên công thông tin này. Nội dung bao gồm: tên của doanh nghiệp; địa chỉ của trụ sớ chính; ngành, nghề kinh doanh; đối với công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh thì cần phải có thông tin về vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định; nơi đăng ký kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin