Thành lập công ty cổ phần

thành lập công ty cổ phần

Bạn muốn thành lập doanh nghiệp để khởi tạo, phát triển kinh doanh cho riêng mình. Bạn đang băn khoăn giữa việc thành lập công ty cổ phần so với thành lập các loại hình khác.

Bạn sợ thành lập công ty cổ phần khó quản lý và không đem lại lợi nhuận nhanh chóng… và còn nhiều nỗi lo khác. Vậy thì tại sao không tìm câu trả lời ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhỉ.

Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là cái gì mà lại được nhiều người thành lập doanh nghiệp cổ phần nhiều đến vậy. Để trả lời câu hỏi này chỉ còn cách tìm hiểu về bản chất của nó tác động như thế nào đến đời sống kinh tế.

Khái niệm

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới dù tồn tại ở quốc gia nào trên thế giới thì ngoài những đặc điểm chung, nó vẫn luôn mang những nét riêng, đặc thù, phản ánh điều kiện cụ thể của quốc gia đó.

Ở Việt Nam, các quy định về công ty cổ phần lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 1 Luật Công ty năm 1990 theo đó, công ty cổ phần được quan niệm là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty.

Đến Luật Doanh nghiệp 1999 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì lại không đưa ra một định nghĩa khái quát về công ty cổ phần mà chỉ liệt kê những đặc điểm của nó.

Theo đó, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, có những nét riêng biệt về vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người chủ sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, họ là thành viên công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty và công ty được phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Như vậy, tựu chung lại , có thể thây CTCP CTCP là lại hình doanh nghiệp cơ bản và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp quy mô lớn. CTCP  phải có ít nhất 3 cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa của các cổ đông.

CTCP phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập; CTCP không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập nếu được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ CT TNHH. Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.

Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần

Thứ nhất, về thành viên công ty

Công ty cổ phần là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên. Vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần.

Hầu hết các nước đều quy định số thành viên tối thiểu của CTCP. Ở Việt Nam, trong suốt quá trình hoạt động, ít nhất phải có 3 thành viên có thể là cá nhân hoặc là tổ chức tham gia công ty cổ phần.

Thứ hai, về vốn điều lệ của công ty

Vốn do các cổ đông đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định được ghi trong Điều lệ tạo thành vốn điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty có thể được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.

Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty.

Thứ ba, về tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp

Phần vốn góp hay còn gọi là cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, về chế độ trách nhiệm

Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty tức là đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

Thứ năm, về quyền phát hành chứng khoán

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu ra công chứng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn, điều này thể hiện khả năng huy  động vốn lớn của công ty cổ phần.

Thứ sáu, về tư cách pháp lý

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo thông lệ, có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ về mặt pháp lý để công ty cổ phần nhân danh chính mình tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ bằng tài sản của mình. Thông qua người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần có thể trở thành nguyên đơn hay bị đơn trong các vụ án dân sự.

Tại sao thành lập công ty cổ phần trở thành hiện tượng hot

Điều này xuất phát từ các ưu điểm mà việc thanh lap cong ty co phan đem lại. Xuất phát từ các đặc điểm pháp lý đã phân tích ở trên, chúng ta có thể dễ dàng rút ra được những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này đúng không nào.

Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.

Chịu trách nhiệm hữu hạn khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phần đã mua.

Chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu cổ đông chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập của công ty).

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

Đánh giá vai trò của việc thành lập công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường

Có thể nói thành lập cty cổ phần chính là một trong những phương án tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, tại sao.

Với hình thái công ty cổ phần, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế thế giới đã khắc được những tồn tại từng gây biết bao khó khăn cho mình; đó là tình trạng các công ty thiếu vốn đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh, nguồn vốn có được chủ yếu từ khu vực kinh tế nhà nước do vậy luôn tồn tại sự buông lỏng quản lý trong doanh nghiệp; không có động lực trong chiến lược sản xuất, tư liệu bị phán, những nguồn lực bí xé lẻ trong dân…

Công ty cổ phần ra đời đánh dấu sự tiến hóa của chế độ tín dụng từ kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn qua ngân hàng hoặc chúng vốn sang huy động vốn trên thị trường tài chính trong đó chủ yếu là thị trường chứng khoán.

Các công ty cổ phần là nguồn cung cấp sản phẩm cho sự phồn vinh của thị trường chứng khoán. Đổi lại sự thịnh vượng của thị trường này tạo điều kiện cho công ty cổ phần sinh sôi nảy nở. Co thể nsoi công ty cổ phần ra đời mang những đặc điểm mới cho phép nó thích ứng với những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường hiện đại mà những hình thái khác không thể đáp ứng được.

Vai trò lớn nhất của công ty cổ phần là nó đã góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa sở hữu cả về tốc độ lẫn quy mô vì bản thân công ty đã là sản phẩm của sự xã hội hóa sự sở hữu, được thể hiện qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Nhờ sự ra đời của công ty cổ phần mà tư bản tập trung được tập trung nhanh chóng và làm xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ mà không một tư bản riêng lẻ nào đủ sức tạo nên. Công ty cổ phần còn tại điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tư bản đầu tư, tăng tính linh hoạt và cạnh tranh trong nền kinh tế phân tán rủi ro cho những người đầu tư trong môi trường cạnh tranh quyết liệt.

Tóm lại, vai trò quan trọng của công ty cổ phần không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường nên khi Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường thì cần phải có loại hình công ty này.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định hiện hành

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các thủ tục hành chính cụ thể là thủ tục thanh lap cong ty co phan pháp luật đã quy định một loạt các nội dung từ hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào cho đến các bước thực hiện ra sao, tất cả đều đã được thể hiện rõ ràng và chi tiết. Nội dung của thủ tục thành lập công ty cổ phần bao gồm

Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức

Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Cách thức thực hiện:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

thành lập công ty cổ phần
thành lập công ty cổ phần
Trình tự thực hiện:

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP  và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng được quy định tại điều 37 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp sử dụng Tài Khoản đăng ký kinh doanh được quy định tại điều 38 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ). Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử

(Thông tư số 130/2017/TT-BTC).

 Nhận kết quả

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử.

Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP.

Thủ tục và nghĩa vụ sau đăng ký kinh doanh

Các thủ tục

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).

Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.

Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

Lập sổ và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải được lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật.      

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng các cổ đông quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 102/2010/ NĐ-CP phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải thông báo kết quả góp vốn cổ phần đã đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh..

Điểm tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014 trong việc thành lập công ty cổ phần

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, Luật Doanh nghiệp 2014  đã có những quy định mới nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.

Đặc biệt phải kể đến chính là điểm mới trong thủ tục thành lập cty cổ phần nói riêng và thủ tục thành lập doanh nghiệp nói chung để các doanh nghiệp gia nhập vào thị trường.

Bãi bỏ các điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp chuyển hoàn toàn từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp khi có đủ vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động. Quy định như Luật hiện hành đã tỏ ra không hợp lý, không có hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra khó khăn, tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư khi thành lập mới doanh nghiệp.

Do vậy, việc bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh nêu trên tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành

Với quy định này, Luật Doanh nghiệp 2014 đã chuyển cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp từ “tiền kiểm” hoàn toàn sang “hậu kiểm”.

Tách bạch thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần với các thủ tục về đăng ký đầu tư

Theo Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế; Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Quy định về Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng trên thực tế đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư bởi đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau về bản chất pháp lý.

Nhằm khắc phục hạn chế nêu trên, Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, sau khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước.

Quy định này đã phân biệt rõ địa vị pháp lý của pháp nhân và của hoạt động đầu tư cụ thể, đồng thời, giảm phiền hà cho nhà đầu tư khi thực hiện điều chỉnh các thông tin liên quan đến pháp nhân trong quá trình hoạt động.

Giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp

Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cổ phần xuống còn 3 ngày làm việc.

Để hiện thực hóa quy định nêu trên, hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Theo đó, Hệ thống đăng ký thuế sẽ tự động tạo mã số thuế mà không cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế.

Trao việc quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 58/2001/NĐ-CP thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động phải xin phép khắc dấu và phải được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý cho khắc dấu và cấp giấy đăng ký mẫu dấu.

Để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi khởi sự kinh doanh, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp mới đã chuyển quyền quyết định nêu trên về cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Với quy định này, con dấu của doanh nghiệp chỉ mang tính chất là dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự thiết kế. Quy định này sẽ công nhận quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có việc công nhận quyền tự sáng tạo mẫu dấu của doanh nghiệp; Nhà nước cũng không hướng tới việc quản lý chặt chẽ đối với con dấu như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định về lưu giữ và quản lý con dấu. Theo đó, thay vì quy định cứng như trong Luật Doanh nghiệp 2005 là phải lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Điều lệ công ty quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu.

Cải cách này sẽ giảm bớt rất nhiều sự vướng mắc trong sử dụng con dấu ở ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Người đại diện theo pháp luật có thể mang con dấu đi bất kỳ địa điểm nào để tiện cho việc quản lý và sử dụng, mà không lo đã làm trái quy định như hiện nay.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc thành lập công ty cổ phần để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Rong Ba Group để được tư vấn pháp luật miễn phí nhé.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin