Thành lập công ty 1 thành viên

thành lập công ty 1 thành viên

Tại sao nên thành lập công ty 1 thành viên mà không phải công ty nhiều thành viên; liệu thủ tục thành lập công ty 1 thành viên có dễ hơn chăng; nếu dễ và đơn giản thì tại sao nhiều người vẫn lựa chọn dịch vụ thành lập công ty 1 thành viên,…

Để giải đáp những băn khoăn trên, Rong Ba Group xin mời bạn đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Mọi giải đáp đã được tóm gọn trong vài trang giấy đó nhé.

Công ty một thành viên được hiểu như thế nào

Công ty một thành viên hay còn gọi là công ty TNHH một thành viên được hiểu là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Khi nào nên quyết định thành lập công ty một thành viên

Một câu hỏi rất hay và thú vị, khi nào là thời điểm thích hợp để đưa ra quyết định thành lập công ty một thành viên.

Không khó để trả lời những cũng không hề đơn giản, vì mỗi người có một tính cách khác nhau, có những cơ hội khác nhau, nên chúng ta không thể đưa ra một thời điểm cụ thể để áp đặt lên cho tất cả mọi người được.

Nhưng có một điều mà chúng tôi chắc chắn đó sẽ là thời điểm thích hợp để quyết định thành lập công ty 1 thành viên. Đó là khi

Thấy lợi ích và cơ hội kinh doanh từ việc thành lập công ty: thu hút các hợp đồng có giá trị lớn, có thể xuất hóa đơn cho khách hàng, dễ dàng huy động vốn…

Đã chuẩn bị đủ các điều kiện về vốn, nhân lực, điều kiện kinh doanh, trụ sở kinh doanh…để hoạt động dưới tư cách pháp nhân, bao gồm cả tâm lý sẵn sàng đối mặt với rủi ro xảy ra.

Có phương án, đề án thành lập và sau thành lập để công ty hoạt động hiệu quả.

Chỉ có bạn mới hiểu rõ bản thân mình khi nào muốn bắt tay vào lập nghiệp thực sự, nhưng cũng đừng quên xem xét cả các yếu tố tác động khách quan để có được quyết định sáng suốt nhất nhé.

Nhưng dù bạn là ai, muốn thành lập công ty 1 thành viên lúc nào thì cũng phải tuân thủ các điều kiện, trình tự của pháp luật, chứ không thể thực hiện một cách bừa bãi.

Vậy điều kiện để thành lập công ty 1 thành viên là gì

Đáp ứng điều kiện về quyền

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trừ những trường hợp sau:

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

Ngoài ra, chủ thể muốn thực hiện thủ tục mở công ty 1 thành viên cần phải có hồ sơ đề nghị hợp lệ. Nội dung này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Thủ tục thành lập công ty 1 thành viên như thế nào

Chuẩn bị hồ sơ

Chúng tôi thực hiện tư vấn thủ tục thành lập công ty 1 thành viên cho bạn theo quy định của pháp luật, cụ thể hồ sơ bao gồm

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Nộp hồ sơ

Cách thức thực hiện:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thực hiện:

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ;

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ;

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

 Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí:

100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử theo quy định tại Thông tư 130/2017/TT-BTC.

Nhận kết quả

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp  và Thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử.

Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP.

Sau đăng ký doanh nghiệp

Việc thành lập công ty TNHH một thành viên không chỉ dừng lại ở việc đượuc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là xong xuôi mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý các công việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chỉ khi hoàn thành tất cả các công việc trước và sau đăng ký doanh nghiệp thì thủ tục thành lập công ty 1 thành viên mới được coi là hoàn thiện và đầy đủ. Cụ thể

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp,Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).

Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.

Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

thành lập công ty 1 thành viên
thành lập công ty 1 thành viên

Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

Có cần thiết sử dụng dịch vụ thành lập công ty 1 thành viên hay không

Đây là câu hỏi mà không có đáp án chung, vì có nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty 1 thành viên hay không phụ thuộc vào ý chí của bạn.

Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện thủ tục thành lập công ty 1 thành viên thì các doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn nhất định, phổ biến như sau

Thứ nhất, không nắm rõ quy định pháp luật

Nhiều doanh nghiệp không thể nào nắm rõ được hết các quy định mà pháp luật ban hành đối với ngành nghề mà mình lựa chọn kinh doanh cũng như loại hình doanh nghiệp mà mình kinh doanh. Vì thế cho nên, họ không tự tin để thực hiện các thủ tục đó được đầy đủ và hợp pháp theo quy định.

Thứ hai, không có nhiều thời gian

Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp thì sẽ có nhiều công việc cần phải hoàn thành. Vì thế mà doanh nghiệp không muốn lãng phí nhiều thời gian và công sức để thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh này.

Lựa chọn tìm đến các dịch vụ sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục một cách đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi nhất. Vừa có thể thành lập doanh nghiệp mà lại không tốn nhiều thời gian thì ai mà chẳng muốn.

Thứ ba, thủ tục hành chính nhiêu khê

Nhiều doanh nghiệp cũng muốn tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh nhưng do các quy định pháp lý được ban hành quá nghiêm ngặt và quá khó để thực hiện nên mới phải chọn cách nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ.

Bên cạnh đó thì thái độ làm việc quan liêu, bao cấp của các cán bộ tại cơ quan chức năng cũng là điều khiến cho doanh nghiệp thấy khó khăn khi phải tự mình thực hiện các công việc này.

Bởi quy định đã khó khăn mà các bộ không nhiệt tình hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ càng thêm bế tắc trong việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì thế, tốt nhất là lựa chọn sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ để có thể yên tâm “kê cao gối mà ngủ”.

Thay vào đó, các dịch vụ thành lập công ty một thành viên đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp nên có lẽ là lý do vì sao mọi người lựa chọn ủy quyền cho bên dịch vụ thay vì tự mình làm.

Cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và cần thiết

Thành lập một doanh nghiệp chưa bao giờ là việc làm dễ dàng. Từ việc lựa chọn các loại hình thành lập như thế nào, hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh ra sao cho đến việc thực hiện các thủ tục có liên quan tới việc thành lập công ty. Tất cả những điều này một mình bạn sẽ rất khó thực hiện được.

Bên cạnh đó, việc thành lập yêu cầu sự minh bạch, hoàn hảo và đầy đủ về thủ tục hồ sơ đã đăng ký, như vậy mới có thể tránh tình trạng, thủ tục bị vướng mắc, không đầy đủ chi tiết, ảnh hưởng đến việc thành lập gây tổn thất cả về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên, đồng thời họ sẽ mang đến cho bạn những tư vấn hữu ích như cách thức đặt tên sao cho phù hợp và đúng quy định của doanh nghiệp, dự kiến vốn điều lệ như thế nào cho hợp lý, cách thức, phương pháp quản lý doanh nghiệp, nhân sự trong quá trình làm việc và những thắc mắc liên quan đến vấn đề thuế, hóa đơn… Dịch vụ đem lại các lợi ích sau.

Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hiệu quả

Với những người đang định thành lập doanh nghiệp của mình nhưng lại không nắm rõ các quy định về thủ tục hành chính thì việc sớm đưa doanh nghiệp của mình đi vào hoạt động chính thức theo đúng pháp luật quả là một quá trình gian nan, vất vả, không những tốn công sức mà còn mất rất nhiều thời gian quý báu của bạn.

Quá trình hoàn thành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp vốn không hề đơn giản, nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm  thì tốt nhất không nên liều lĩnh tự mình làm vì chỉ tốn thời gian nhiều hơn mà thôi.

Thay vào đó hãy thể hiện sự sáng suốt của mình bằng cách lựa chọn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ này sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý từ đơn giản đến phức tạp nhất để thành lập một công ty hợp pháp, được pháp luật công nhận.

Thậm chí ngay cả khi bạn tự tin rằng mình có kiến thức để thực hiện các thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp thì cũng chưa chắc bạn sẽ hoàn thành việc này một cách nhanh chóng. Công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp với uy tín, kinh nghiệm đặc biệt là mối quan hệ rộng với các cơ quan hành chính sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục này nhanh hơn.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm soạn và nộp hồ sơ để đăng ký giấy phép kinh doanh và con dấu của doanh nghiệp bạn.

Hoặc sau khi đã được phép thành lập doanh nghiệp thì cũng chính dịch vụ này sẽ đăng bố  cáo theo đúng điều luật doanh nghiệp. Đảm bảo tối đa doanh nghiệp mới thành lập của bạn sẽ hoạt động một cách suôn sẻ.

Với dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công việc đăng ký, hoàn thành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp vốn tưởng chừng như phức tạp lại trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý

Tại những dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín sẽ có chuyên gia về luật có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này và đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý có kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi. Họ sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình hoàn thành những thủ tục về mặt pháp lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đa dạng các gói dịch vụ để bạn lựa chọn thoải mái

Để đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, dịch thành lập doanh nghiệp có nhiều gói dịch vụ khác nhau với mức giá phù hợp với khả năng của bạn.

Những gói dịch vụ mở công ty trọn gói này giải quyết được mọi vướng mắc của bạn trong quá trình thành lập doanh nghiệp của mình.

Dịch vụ thành lập công ty 1 thành viên được tiến hành như thế nào

Tùy vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ mà quy trình thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau. Nhưng đa phần dịch vụ sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Bước đầu tiên cần có sự kết nối giữa đơn vị cung cấp dịch vụ với khách hàng. Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của một đơn vị nào thì có thể liên hệ với đơn vị đó qua Hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng theo địa chỉ trên website hoặc trao đổi qua tổng đài tư vấn.

Vì các đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty 1 thành viên đều có các phương thức trên để tiếp cận và hỗ trợ khách hàng.

Bức 2. Tư vấn thành lập công ty phù hợp với yêu cầu của khách hàng

Ở bước này, có đơn vị sẽ tính cả phí tư vấn về những bước ban đầu để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần các đơn vị cung cấp dịch vụ đều tư vấn miễn phí về vấn đề này nhằm tạo sự gần gũi, tin tưởng ban đầu giữa hai bên và hướng đến ký kết hợp đồng dịch vụ.

Tại bước này, quý khách hàng sẽ được luật sư tư vấn về cách lựa chọn ngành nghề, loại hình doanh nghiệp,người đại diện pháp luật, vốn điều lệ, cổ đông/thành viên, phân chia lợi nhuận, trụ sở… liên quan trực tiếp đến việc hình thành và phát triển công ty.

Bên cạnh đó, quý khách hàng cũng sẽ được các luật sư của chúng tôi giải đáp những câu hỏi, những nội dung còn thắc mắc đối với vấn đề thành lập doanh nghiệp.

Bước 3. Ủy quyền cho luật sư thực hiện các thủ tục để thành lập doanh nghiệp

Các đơn vị cung cấp dịch vụ chỉ có thể đại diện cho bạn thực hiện những thủ tục thành lập doanh nghiệp có liên quan khi bạn đã hoàn tất thủ tục ủy quyền cho họ. Sau đó, họ sẽ thay mặt bạn soạn thảo hồ sơ dựa trên thông tin bạn đã cung cấp, nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng và xử lý hồ sơ theo yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cuối cùng là nhận kết quả.

Sau khi được ủy quyền thì họ sẽ thực hiện các công việc sau để thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sau đó là các công việc liên quan đã được trao đổi.

Chuẩn bị tài liệu chu đáo để tiến hành làm thủ tục

Thông thường họ sẽ gửi mẫu phiếu cung cấp thông tin để làm thủ tục thành lập công ty, bạn chỉ cần điền các nội dung theo yêu cầu, sau khi nhận được những thông tin đó họ sẽ biên soạn lại thành một bộ hồ sơ đầy đủ, chu đáo và hợp pháp. Ngoài ra quý khách hàng cũng cần gửi thêm một số giấy tờ xác thực nhân thân của các thành viên, cổ đông của công ty.

Soạn thảo hồ sơ thành lập

Nhận được thông tin từ khách, họ sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp ngay và gửi qua cho khách hàng xem xét, góp ý trước khi nộp lên cơ quan chức năng.

Trường hợp khách hàng đã hài lòng về hồ sơ, họ sẽ hướng dẫn ký tên và tiến hành nộp hồ sơ xin thành lập công ty.

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan chức năng để chỉnh sửa, bổ sung kịp thời theo yêu cầu của họ. Nhận kết quả, khắc và công bố mẫu dấu, cùng với đó là công bố việc thành lập doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin quốc gia.

Bước 4. Bàn giao kết quả, hồ sơ tận nơi cho khách hàng

Khi thủ tục thành lập công ty hoàn tất, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ bàn giao kết quả cùng hồ sơ cho quý khách hàng, đồng thời hướng dẫn một số nội dung cần thực hiện sau khi thành lập.

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện ngay các việc sau.

Tiến hành đặt biển thông tin doanh nghiệp (tên, địa chỉ, mã số thuế, sđt liên hệ) và treo hoặc gắn biển hiệu này lên địa chỉ doanh nghiệp đã đăng ký.

Kê khai nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài năm đầu tiên cho doanh nghiệp mới mức thuế từ 2 triệu (với mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ) và 3 triệu (với doanh nghiệp có vốn lớn hơn 10 tỷ). Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau ngày 1.7 hàng nằm chỉ phải đóng 50% thuế môn bài của năm đó)

Mua chữ ký số để thực hiện kê khai thuế GTGT, thu thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính năm;

Sử dụng (mua) hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn để đủ điều kiện sử dụng hóa đơn phát cho khách hàng;

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và đăng ký thuế điện tử thông qua tài khoản ngân hàng;

Với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh có điều kiện (ví dụ: Kinh doanh đa cấp), doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin giấy phép con để đủ điều kiện hoạt động theo quy định của luật.

Hoặc khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ trọn gói để bên dịch vụ thực hiện luôn các thủ tục cần làm sau khi đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những tư vấn về thành lập công ty 1 thành viên để bạn đọc có nhu cầu tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin