Suy Đoán Vô Tội

Trong tố tụng hình sự (TTHS), người bị truy cứu trách nhiệm hình sự dễ có nguy cơ bị xâm hại quyền con người và có thể bị kết án oan. Không phải bất cứ ở đâu hay lúc nào các cơ quan tiến hành tố tụng cũng thể hiện được (dựng lại) toàn bộ tình tiết, diễn biến vụ án đã xảy ra đúng hoàn toàn với thực tế.

Do vậy, thực tiễn đã chỉ ra rằng, còn nhiều vụ án oan sai xảy ra trong TTHS. Có oan sai thì tất yếu có vi phạm quyền con người.

Để hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm quyền con người, pháp luật đặt ra nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ buộc các cơ quan, người tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuyệt đối tuân thủ. Trong số các nguyên tắc, quy định đó có nguyên tắc suy đoán vô tội.

Bài viết dưới đây Luật Rong Ba xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề suy đoạn vô tội theo quy định của BLTTHS hiện nay.

Quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội.

Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội nói riêng.

Điều 10 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Tương tự như vậy, Bộ luật TTHS năm 2003 vẫn tiếp tục quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Đồng thời, Điều 72 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đó có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”.

Như vậy, cho đến trước Hiến pháp năm 2013, pháp luật Việt Nam quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội chưa cụ thể và chưa bao hàm hết nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội. Mặt khác, về mặt hình thức thì cả trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự cũng chưa có điều nào có tên gọi “suy đoán vô tội”.

Ngay cả cụm từ “suy đoán vô tội” cũng chưa được quy định một cách chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật mà mới chỉ được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học hoặc các văn bản, các cuộc trao đổi, hội thảo có tính phân tích, bình luận, diễn giải… pháp luật.

Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Trên cơ sở Hiến pháp, Bộ luật TTHS năm 2015 là bộ luật đầu tiên của Việt Nam chính thức quy định: “Nguyên tắc suy đoán vô tội”.

Điều 13 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định rõ: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Hiến pháp năm 2013 đánh dấu bước phát triển mới trong quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội. Các bản Hiến pháp và pháp luật Việt Nam trước đó quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội mới chỉ bao hàm một nội dung (dấu hiệu), đó là không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác, người nào đó chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Như vậy, những trường hợp bị kết án oan, phải chấp hành hình phạt, kể cả hình phạt tù thì cũng bị coi là có tội vì đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.

Hiện nay, người bị coi là có tội phải có đủ hai điều kiện: thứ nhất, việc phạm tội của người đó phải được chứng minh theo đúng trình tự của pháp luật; thứ hai, phải có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với người đó.

Như vậy, thiếu một trong hai điều kiện trên thì người bị buộc tội vẫn được “coi” là chưa có tội. Với quy định này, pháp luật mở ra cơ hội cho người dù bị kết án oan vẫn có thể được coi là người chưa có tội vì việc thực hiện hành vi phạm tội chưa được chứng minh theo đúng trình tự luật định mà việc kết tội được thực hiện sai pháp luật, trong đó có cả trường hợp mớm cung, ép cung, dùng nhục hình bị pháp luật nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS năm 2015 còn bổ sung thêm quy định, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Đây vừa là nội dung, vừa là cách thức thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội.

Pháp luật TTHS Việt Nam quy định: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Như vậy, suy đoán vô tội được áp dụng suốt trong quá trình TTHS. Có tài liệu nêu lên rằng, nguyên tắc suy đoán vô tội tồn tại trong tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS7, ngoài giai đoạn thi hành án phạt tù8.

Điều tra viên, Kiểm sát viên có nghĩa vụ điều tra, xác minh, thu thập, phân tích, đánh giá chứng cứ, chứng minh tội lỗi của người bị buộc tội nhưng những chứng cứ khách quan về buộc tội trong giai đoạn điều tra không tạo cho việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội dừng lại. Suy đoán vô tội vẫn tiếp tục chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Tuy vậy, mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị đưa ra xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm thì nguyên tắc suy đoán vô tội cũng không mất đi hiệu lực mà nó lại tiếp tục có hiệu lực trong quá trình giải quyết vụ án.

Bởi lẽ, ngay cả khi bản án, quyết định của Tòa án tuyên vô tội được đưa ra giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không có quyền kết tội bị cáo mà chỉ có quyền ra quyết định hủy bản án để điều tra và xét xử lại. Và theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội tiếp tục được thực hiện.

Suy đoán vô tội có nghĩa là: không chứng minh được có tội đồng nghĩa pháp lý với chứng minh vô tội. Trong giai đoạn xét xử, Hội đồng xét xử phải làm rõ nội dung về chứng minh việc phạm tội trên cơ sở chứng cứ được điều tra xem xét trực tiếp tại phiên tòa.

Bản án kết tội chỉ có thể được xác định với điều kiện Hội đồng xét xử nhận thấy rằng, tội phạm đã được chứng minh làm rõ. Suy đoán vô tội bác bỏ định kiến có tội dưới mọi hình thức và là một bảo đảm quan trọng đối với quyền con người của bị can, bị cáo.

Tòa án có nghĩa vụ kiểm tra, làm rõ tất cả các kết luận của cơ quan điều tra, truy tố về việc cáo buộc phạm tội đối với người nào đó và không được xác định rằng, những giả định có tội là đúng.

Hay nói cách khác, suy đoán có tội không được thực hiện trong TTHS mà việc kết luận có tội chỉ được thực hiện bằng việc kiểm tra, xác minh, đánh giá chứng cứ thông qua tranh tụng công khai tại phiên tòa.

Suy đoán vô tội là thành quả đấu tranh văn minh nhân loại đưa đến kết quả là, bị cáo không buộc phải chứng minh mình vô tội và Hội đồng xét xử không kết tội khi vẫn còn nghi ngờ về không phạm tội.

Hội đồng xét xử chỉ được phép tuyên một ai đó là có tội khi họ không còn nghi ngờ rằng, có thể bị cáo không phạm tội. Chính suy đoán vô tội tạo cho niềm tin nội tâm của Thẩm phán, Hội thẩm có cơ sở pháp lý để thể hiện.

Suy đoán vô tội là nguyên tắc khách quan và nó có thể bị phủ nhận. Đương nhiên, việc phủ nhận nó chỉ có thể được thực hiện bằng việc chứng minh, kiểm tra, đánh giá theo đúng trình tự được pháp luật quy định.

Suy đoán vô tội không cấm điều tra viên, kiểm sát viên cáo buộc người phạm tội và chứng minh việc phạm tội nhưng cấm đối xử với người bị buộc tội như đối với người phạm tội trong khi việc thực hiện hành vi của họ chưa được chứng minh theo đúng trình tự luật định và chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Suy đoán vô tội gắn bó chặt chẽ với quyền được bào chữa của người bị buộc tội.

Họ không buộc phải chứng minh mình vô tội hay thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Trong vụ án Minenli kiện Thụy Sỹ, Tòa án Nhân quyền châu Âu xác định: “suy đoán vô tội bị vi phạm, nếu trước đó việc phạm tội của bị cáo không được chứng minh theo pháp luật và, trước hết, nếu anh ta không có cơ hội thực hiện việc bào chữa của mình”9.

Tòa án Nhân quyền châu Âu cho rằng, nguy cơ xâm phạm nguyên tắc suy đoán   vô tội có thể không chỉ đến từ Thẩm phán hay Tòa án mà có thể từ tất cả các cơ quan nhà nước khác10, theo đó phạm vi áp dụng nguyên tắc này rộng hơn: nó không chỉ bắt buộc đối với tòa hình sự.

Việc khẳng định người nào đó có tội có nghĩa là có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên người đó phạm tội theo đúng trình tự luật định với việc áp dụng trách nhiệm hình sự cũng như miễn trách nhiệm hình sự. Suy đoán vô tội diễn ra trong suốt quá trình tố tụng nhưng việc xác định người có tội bắt buộc phải được thực hiện bằng việc xét xử tại phiên tòa, nơi bảo vệ hữu hiệu nhất quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

suy đoán vô tội
suy đoán vô tội

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về suy đoán vô tội.

Trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến pháp và chuẩn mực quốc tế về quyền con người, có thể đưa ra quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: Người bị buộc tội được suy đoán vô tội trong khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo quy định của pháp luật và chưa được kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quy định này khắc phục được hạn chế của quy định hiện hành ở chỗ:

Thứ nhất, người bị buộc tội được “coi” là vô tội… là chưa rõ, chưa chính xác. Bởi lẽ, chữ “coi” không được nhìn nhận như một ngôn ngữ luật học. Hơn nữa, người ta có thể và có quyền “coi” việc này là đúng hay không đúng theo cảm nhận riêng của mỗi người. Do vậy, quy định: người bị buộc tội được “suy đoán vô tội”… là phù hợp, đúng với tên gọi của điều luật là “suy đoán vô tội”, chứ không phải “coi” là vô tội.

Thứ hai, pháp luật quy định: người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi bị kết tội là không phù hợp về nội dung cốt lõi mà điều luật cần quy định. Bởi vì, quy định này cần dứt khoát khẳng định trạng thái vô tội; không thể vừa vô tội, vừa có tội.

Theo đó, cần quy định: người bị buộc tội được suy đoán vô tội khi tội phạm chưa được chứng minh theo trình tự luật định là phù hợp với logic, với trạng thái vẫn vô tội. Một điều hiển nhiên là, chưa chứng minh được tội phạm có nghĩa là chưa có tội. Còn đến khi tội phạm được chứng minh và kết tội thì lúc đó là có tội. Ở đây cần thể hiện đúng trạng thái chưa có tội chứ không phải là trạng thái có tội.

Theo đó, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 13 Bộ luật TTHS theo hướng sau:

Nguyên tắc suy đoán vô tội.

Người bị buộc tội được suy đoán vô tội khi việc thực hiện tội phạm của người đó chưa được chứng minh theo trình tự luật định và chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án.

Người bị buộc tội không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình hoặc tự nhận mình có tội.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội (giữ nguyên như hiện hành).

Bản án kết tội không được căn cứ vào các giả định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về suy đoán vô tội và những vấn đề pháp lý có liên quan. Nếu bạn đọc còn bất cứ điều gì vướng mắc liên quan đến nội dung này, xin vui lòng nhấc máy ngay và liên hệ với Luật Rong Ba theo địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Rong Ba Group

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Rong Ba Group làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Rong Ba Group

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Rong Ba Group sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Rong Ba Group bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Rong Ba Group trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Rong Ba Group mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Rong Ba Group sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Rong Ba Group cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Rong Ba Group sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Rong Ba Group cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Rong Ba Group cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin