Sáp nhập doanh nghiệp

sáp nhập doanh nghiệp

Bên cạnh việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hay hợp nhất doanh nghiệp thì sáp nhập doanh nghiệp cũng chính là một dạng của việc tổ chức lại doanh nghiệp.

Thực trạng sáp nhập doanh nghiệp diễn ra ngày càng phổ biến hiện nay, nhưng sáp nhập doanh nghiệp là gì; bản chất như thế nào; có gì khác với hợp nhất; thủ tục để thực hiện sáp nhập được quy định như thế nào…. Hãy cùng Rong Ba Group theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN) sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là:

“Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Như vậy, có thể thấy việc sáp nhập doanh nghiệp diễn ra dưới ý chí của các chủ công ty (công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập). Hậu quả pháp lý của hình thức này chính là: Chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Sáp nhập doanh nghiệp mang đặc điểm gì

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thường đi liền với nhau. Về bản chất pháp lý, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hai vấn đề khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Điểm chung của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hay mua lại, sáp nhập, hợp nhất là tạo cho doanh nghiệp mới hình thành có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị riêng lẻ của một doanh nghiệp ban đầu.

Đó chính là kết quả của sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A mang lại. Cũng bởi lợi ích chung đó nên hai thuật ngữ sáp nhập, mua lại hay mua bán và sáp nhập hay được gắn kết với nhau và có thể đại diện cho nhau.

Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua bán và sáp nhập vẫn có sự khác biệt nhất định.

Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới, thì thương vụ đó được gọi là mua bán.

Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.

Theo nghĩa đen, sáp nhập công ty diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “sáp nhập ngang bằng”.

Cổ phiếu của cả hai doanh nghiệp sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức “sáp nhập ngang bằng” không diễn ra thường xuyên vì nhiều lý do.

Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả doanh nghiệp bị mua và doanh nghiệp mới sau khi sáp nhập.

Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng, hoạt động này là “sáp nhập ngang bằng”, cho dù về bản chất là hoạt động mua bán.

Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung. Nhưng khi bên bị mua không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán.

Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc, thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm nhau.

Do vậy, việc sử dụng các khái niệm mua bán, sáp nhập, hợp nhất chỉ mang tính tương đối và điều quan trọng là bản chất của các hoạt động M&A, đó là có sự thay đổi cơ bản về mặt sở hữu và cách thức điều hành và quản trị doanh nghiệp.

Mua lại hay thâu tóm được hiểu là việc một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp thâu tóm) tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp mục tiêu) thông qua việc mua lại toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đủ để khống chế toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp.

Có hai cách mua lại, bao gồm: (i) Mua lại tài sản, nghĩa là mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản và/hoặc nợ của công ty mục tiêu; (ii) Mua lại cổ phiếu, khi đó, công ty mục tiêu tiếp tục tồn tại và các tài sản của nó không bị ảnh hưởng.

Về nguyên tắc, việc tiến hành mua lại và sáp nhập một doanh nghiệp phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được; giá trị của doanh nghiệp sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai doanh nghiệp khi còn đứng riêng rẽ; những công ty mạnh mua lại doanh nghiệp khác thường nhằm tạo ra một doanh nghiệp mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Chính vì vậy, M&A có bản chất pháp lý khá phức tạp và chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, pháp luật tài chính – ngân hàng.

Vai trò của việc sáp nhập doanh nghiệp

M&A đưa lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Đối với các doanh nghiệp, M&A góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

M&A còn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi doanh nghiệp có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…

Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý…

Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới… thì sáp nhập doanh nghiệp là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên.

Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó M&A, cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôi trơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát sinh khác.

Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần.

Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao năng suất lao động. Hoặc thông qua việc chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ được tăng lên.

Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng.

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng sáp nhập công ty một cách tràn lan, trục lợi riêng thì pháp luật quy định các doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập sẽ phải thỏa mãn các điều kiện nhất định.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014 về sáp nhập doanh nghiệp như sau

Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Như vậy, điều kiện sáp nhập doanh nghiệp cần lưu ý

Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty  nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

Nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

Các trường hợp sáp nhập doanh nghiệp điển hình

Công ty nhận sáp nhập là công ty TNHH 1 thành viên

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

Trình tự thực hiện:

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

sáp nhập doanh nghiệp
sáp nhập doanh nghiệp

Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo Thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

 Công ty nhận sáp nhập là công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-6, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

Trình tự thực hiện:

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập;

Trường hợp sau khi sáp nhập công ty mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

Công ty nhận sáp nhập là công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là cổ đông sở hữu trên 65% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

 

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Phụ lục I-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

Trình tự thực hiện:

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp. Như vậy, nhìn chung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau cũng không có sự khác nhau quá nhiều, về cơ bản là như nhau.

Thời gian giải quyết và lệ phí đăng ký sáp nhập doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Lệ phí đăng ký sáp nhập công ty được quy định rõ ràng và cụ thể, tùy theo phương thức nộp hồ sơ là trực tiếp hay qua mạng điện tử mà lệ phí sẽ khác nhau.

000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 130/2017/TT-BTC).

So sánh sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp

Giống nhau

Được tiến hành cho các loại mô hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần;

Đều là mô hình tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp hiện nay;

Đều tiến hành chuyển toàn bộ tài của công ty hợp nhất và sáp nhập sang công ty được hợp nhất và sáp nhập và chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của công ty cũ;

Thông báo sáp nhập và hợp nhất trong vòng 15 ngày cho chủ nợ;

Thông qua điều lệ công ty hoặc bầu bổ nhiệm mới lại ban quản lý công ty mới.

Khác nhau

Tiêu chí

Hợp nhất doanh nghiệp

Sáp nhất doanh nghiệp

Khái niệm

Nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Nhiều công ty gọi là công ty bị sáp nhập sáp nhập vào một công ty khác gọi là công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập.

Chủ thể

Công ty bị hợp nhất

Công ty được hợp nhất

Công ty bị sáp nhập

Công ty nhận sáp nhập

Hình thức

Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập một công ty mới.

Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập.

Hậu quả pháp lý

Tạo ra một công ty mới gọi là công ty được hợp nhất và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập.

Trách nhiệm pháp lý của công ty được hợp nhất hoặc sáp nhập

Công ty hợp nhất hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập

Quyền quyết định

Các công ty tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên

Chỉ công ty nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý.

Đăng ký doanh nghiệp

 Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định điểm c khoản 2 Điều 195 Luật DN, khi công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Cụ thể hơn về vấn đề thuế, tại Thông tư 95/2016/TT-BTC có hướng dẫn ở điểm a khoản 1 Điều 16, trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối iều Điều 16. Các trường hợp, thời hạn và địa Điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 29 Luật quản lý thuế, cụ thể:

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Đối với doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;

Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);

Như vậy, trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, bạn cần phải tiến hành thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi sáp nhập.

Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp thông qua ví dụ cụ thể

Nội dung tình huống

Công ty A (Công ty TNHH) và Công ty B (Công ty Cổ phần) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Hiện tại Công ty A (Công ty bị sáp nhập) đang muốn sáp nhập vào Công ty B (Công ty nhận sáp nhập). Công ty A muốn được tư vấn về các điều kiện và thủ tục liên quan để tiến hành việc sáp nhập doanh nghiệp.

Tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong tình huống trên

Về điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Tại Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014, “số thị phần của doanh nghiệp nhận sáp nhập đang nắm giữ trên thị trường liên quan” sẽ là căn cứ để xác định liệu rằng các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục sáp nhập.

Như thông tin tiếp nhận từ Quý Công ty, Công ty A và Công ty B đều là những công ty có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, điều này có thể sẽ là một điểm thuận lợi để Công ty A để tìm hiểu về số thị phần của Công ty B hiện đang nắm giữ trên thị trường là bao nhiêu. Nếu:

  • Công ty B có thị phần dưới 30% trên thị trường liên quan: Các bên được thực hiện sáp nhập theo quy định của pháp luật.
  • Công ty B có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan: Để sáp nhập vào Công ty này trước hết các bên phải thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan quản lý cạnh, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Theo Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, sau khi kết thúc thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về các doanh nghiệp có được thực hiện sáp nhập hay không.

Công ty B có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan: Các bên không thể thực hiện sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Các thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trình tự: 04 Bước

Bước 1: Công ty A và Công ty B phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập (Lưu ý: Chỉ thực hiện bước này nếu Công ty B đang có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018).

Bước 2: Giai đoạn Chuẩn bị. Công ty A và Công ty B phải chuẩn bị:

Hợp đồng sáp nhập (“HĐSN”)

Dự thảo Điều lệ Công ty B.

Bước 3: Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của Công ty A, Công ty B thông qua HĐSN, Điều lệ Công ty B.

Lưu ý: HĐSN phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, tiến hành đăng ký doanh nghiệp Công ty B theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ, bao gồm 02 nhóm:

Nhóm 1: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Công ty B, bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ thể thành lập doanh nghiệp.

Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp 2

Nhóm 2: Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp, bao gồm:

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua HĐSN của các Công ty B

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các Công ty A nhập, trừ trường hợp Công ty B là cổ đông sở hữu trên 65% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của Công ty B và các Công ty A;

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện:

Trường hợp 1: Công ty A và Công ty B có địa chỉ trụ sở chính tại cùng 01 tỉnh thành. Cơ quan đăng ký kinh doanh (CQĐKKD) tại tỉnh thành đó tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của Công ty A trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho Công ty B.

Trường hợp 2: Công ty A và Công ty B có địa chỉ trụ sở chính tại các tỉnh thành khác nhau. CQĐKKD nơi Công ty B có trụ sở chính thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho Công ty B và thông báo đến CQĐKKD nơi Công ty A có trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của Công ty A.

Thủ tục Công ty A cần thực hiện với cơ quan thuế. Báo cáo tình hình sử dụng hóa theo quy định của pháp luật về hóa đơn (Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, điểm a Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 95/2016/TT-BTC);

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện sáp nhập (Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC).

Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì Công ty B có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Công ty A (Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

Phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế (Khoản 3 Điều 22 Thông tư số 95/2016/TT-BTC; Điều 18 Thông tư số 95/2016/TT-BTC).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề thủ tục sáp nhập doanh nghiệp để bạn đọc tham khảo. Hãy liên lạc với tư vấn pháp luật miễn phí nếu bạn cần sự hỗ trợ nhé.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin