Sáp nhập công ty cổ phần

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, một hoặc một số doanh nghiệp có thể được sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Trong đó, điển hình là sáp nhập công ty cổ phần. Vậy thực hư về vấn đề này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Sáp nhập công ty là gì

Khoản 1 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Theo quy định trên, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần có thể sáp nhập vào công ty cổ phần bằng cách chuyển bộ tài sản, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty cổ phần và chấm dứt hoạt động của công ty bị sáp nhập.

Trước đây, Khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Theo quy định này thì chỉ có các công ty cùng loại mới có thể tiến hành sáp nhập lại với nhau.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015, hạn chế về việc sáp nhập chỉ được áp dụng đối với các công ty cùng loại đã bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, có một lưu ý khi thực hiện sáp nhập công ty cổ phần là nếu công ty cổ phần – công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Và pháp luật cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Vai trò của sáp nhập công ty cổ phần

M&A đưa lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Đối với các doanh nghiệp, M&A góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

M&A còn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi doanh nghiệp có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…

Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý…

Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới… thì sáp nhập công ty cổ phần là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên.

Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó M&A, cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôi trơn” khi thành lập doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát sinh khác.

Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao năng suất lao động. Hoặc thông qua việc chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ được tăng lên.

Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng.

Trình tự, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần như sau

Bước 1. Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Bước 2. Thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ, tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định cho công ty nhận sáp nhập

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Bước 3. Tiến hành thực hiện thủ tục sáp nhập công ty cổ phần

Hồ sơ quý khách cần phải chuẩn bị để sáp nhập công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Sau đó tiến hành nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và đầu tư; Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Sau khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

sáp nhập công ty cổ phần
sáp nhập công ty cổ phần

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

So sánh sáp nhập công ty cổ phần và hợp nhất doanh nghiệp

Giống nhau

Được tiến hành cho các loại mô hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần;

Đều là mô hình tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp hiện nay;

Đều tiến hành chuyển toàn bộ tài của công ty hợp nhất và sáp nhập sang công ty được hợp nhất và sáp nhập và chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của công ty cũ;

Thông báo sáp nhập và hợp nhất trong vòng 15 ngày cho chủ nợ;

Thông qua điều lệ công ty hoặc bầu bổ nhiệm mới lại ban quản lý công ty mới.

Khác nhau

Tiêu chí

Hợp nhất doanh nghiệp

Sáp nhất doanh nghiệp

Khái niệm

Nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Nhiều công ty gọi là công ty bị sáp nhập sáp nhập vào một công ty khác gọi là công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập.

Chủ thể

Công ty bị hợp nhất

Công ty được hợp nhất

Công ty bị sáp nhập

Công ty nhận sáp nhập

Hình thức

Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập một công ty mới.

Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập.

Hậu quả pháp lý

Tạo ra một công ty mới gọi là công ty được hợp nhất và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập.

Trách nhiệm pháp lý của công ty được hợp nhất hoặc sáp nhập

Công ty hợp nhất hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập

Quyền quyết định

Các công ty tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên

Chỉ công ty nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý.

Đăng ký doanh nghiệp

 Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

 Thủ tục sáp nhập công ty cổ phần thông qua ví dụ cụ thể

Nội dung tình huống

Công ty chúng tôi là công ty đại chúng hiện đang niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán. Nay công ty cổ phần A muốn sáp nhập vào công ty tôi (công ty cổ phần A chưa phải là công ty đại chúng). Tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này công ty A có phải trở thành công ty đại chúng mới sáp nhập và công ty của chúng tôi hay không? Trình tự thủ tục để sáp nhập.

Tư vấn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Theo quy định trên, công ty cổ phần A có thể sáp nhập vào công ty đại chúng của Quý khách bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty đại chúng và chấm dứt sự hoạt động của công ty cổ phần A.

Khi đó, trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Và pháp luật cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật chứng khoán 2014 quy định:

“1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.”

Theo quy định được trích dẫn nêu trên, công ty đại chúng là công ty cổ phần, công ty A cũng là công ty cổ phần. Vì vậy, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần A vào công ty đại chúng sẽ được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Trình tự, thủ tục

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ Quý khách cần chuẩn bị để sáp nhập doanh nghiệp được Quy định tại Khoản 4 Luật doanh nghiệp 2014, bao gồm:

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Nơi nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và đầu tư; Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Sau khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề pháp lý cũng như thủ tục sáp nhập công ty cổ phần để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Rong Ba Group để được hỗ trợ nhé.