Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng là gì? Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tiến hành như thế nào? Bài viết về quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Công ty Luật Rong Ba sẽ làm rõ vấn đề. 

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Đầu tư là hoạt động quan trọng của các chủ thể, hiểu một cách đơn giản thì đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Khi thực hiện triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình cần làm theo một quy trình thực sự đảm bảo và khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Điều 49 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, được quy định chi tiết nhằm quản lý các hoạt động xây dựng theo quy định tại Ngh định này như sau:

Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.

Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án s dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:

Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;

Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nưc ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trưng hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.

Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);

Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo kng ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng:

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

Căn cứ pháp lý quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ.

quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trình tự các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình:

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình:

Dự án đầu tư xây dựng muốn hình thành đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch của khu vực dự án dự kiến. Các cơ quan Nhà nước quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc dự án muốn hình thành phải có quy hoạch chi tiết. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết là của chính quyền tại địa phương.

Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư:

Sau khi quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt theo đúng quy trình, địa phương cần tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Theo quy định pháp luật có ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể như sau:

Hình thức 1: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư.

Hình thức 2: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng).

Hình thức 3: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức quyết định chủ trương đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là hình thức chỉ định Chủ đầu tư, hiện nay đang hạn chế áp dụng tại các địa phương.

Bước 3: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở:

Chủ đầu tư sẽ thực hiện lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo việc lập, trình thẩm định tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng năm 2014.

Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án:

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với các dự án đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đã thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục về môi trường).

Bước 5: Hoàn thành các thủ tục về đất đai:

Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư xây dựng công trình:

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai và có quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất (chưa cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) là đủ các điều kiện để triển khai các bước thực hiện đầu tư.

Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công:

Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm phải lập bản vẽ thi công, thẩm tra thẩm định theo quy định căn cứ vào quy mô của dự án. Bản vẽ thi công được phê duyệt là cơ sở để triển khai thi công tại hiện trường.

Quá trình khảo sát xây dựng có thể chia thành hai giai đoạn, cụ thể đó là: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế.

Quy trình của bước lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công sẽ được làm theo trình tự như sau:

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

Thực hiện khảo sát xây dựng.

Giám sát công tác khảo sát xây dựng.

Khảo sát bổ sung (nếu có).

Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Các chủ thể là người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:

Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật).

Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án).

Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).

Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước sau:

Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có).

Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

Thiết kế xây dựng công trình.

Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.

Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

Thay đổi thiết kế (nếu có).

Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

Giám sát tác giả.

Bước 7: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định.

Bước 8: Xin cấp phép xây dựng.

Bước 9: Triển khai thi công tại hiện trường.

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Đầu tiên thì các chủ đầu tư cần tiến hành chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Sau đó chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu giám sát thi công.

Tiếp theo chủ đầu tư lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo khởi công xây dựng.

Triển khai thi công tại hiện trường cần đảm bảo được những yếu tố sau:

Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng.

Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình.

Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu).

Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành.

Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.

Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.

Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Bước 10: Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Việc hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng cần thực hiện các công tác theo thứ tự như sau, cụ thể:

Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.

Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn).

Cấp giấy phép hoạt động: Mở ngành, nghề; Cho phép hoạt động; Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện); Chứng nhận quyền sở hữu công trình hay sở hữu nhà ở.

Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin