Quầy thuốc và nhà thuốc

Chúng ta đã không còn xa lạ với khái niệm quầy thuốc và nhà thuốc nữa. Tuy nhiên hai khái niệm này chúng ta tưởng như là một nhưng thực chất chúng có sự khác nhau nhất định. Để phân biệt được sự khác nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bán lẻ thuốc không chỉ có nhà thuốc và quầy thuốc

Nhiều người mặc định việc bán thuốc tây hoặc muốn mua thuốc, thì chỉ có ở các nhà thuốc, quầy thuốc.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại điều 18 của Luật Dược 2016: Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Tuy nhiên, với những mô hình này thì nhà thuốc hoặc quầy thuốc vẫn là phổ biến hơn hết.

Việc kinh doanh này không chỉ đem đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe cộng đồng, mà còn là cơ hội đem đến những lợi nhuận to lớn cho chủ nhà thuốc, quầy thuốc.

Điểm chung của quầy thuốc và nhà thuốc là gì

Bên cạnh những điểm khác biệt thì quầy thuốc và nhà thuốc cũng có những điểm chung, nếu là một dược sĩ bạn nên tìm hiểu về sự khác biệt này.

Phải có các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về lĩnh vực dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình đã đăng ký; phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Chấp hành theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong việc bảo đảm đáp ứng nguồn cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.

Báo cáo lên Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ban hành.

Phải niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược…

Lưu giữ hóa đơn, chứng từ nhập, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày nhập thuốc về kho hay các thông tin về nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng.

Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng quy định đã được ghi trên nhãn.

Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng, trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc hay các trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng cho bệnh nhân.

Chỉ được phép bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc được bác sĩ kê…

Người phụ trách chuyên môn

Khác biệt quyết định đến 2 loại hình kinh doanh này phải bắt đầu từ nhân sự và trình độ chuyên môn của chủ nhà thuốc (người đứng tên trên giấy phép, chứng chỉ hành nghề).

Nhà thuốc: Đó phải là Dược sĩ, có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có tối thiểu 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về kho dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

Chuỗi nhà thuốc đơn giản chỉ là hình thức mở rộng của Nhà thuốc (có từ 2 nhà thuốc trở lên). Do đó, điều kiện mở Chuỗi nhà thuốc cũng tương tự nhà thuốc.

Quầy thuốc: Với quầy thuốc, quy định ít khó khăn hơn. Chủ quầy thuốc chỉ cần có một trong các văn bằng chuyên môn sau: Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược/cao đẳng ngành dược/ trung cấp ngành dược; và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Điểm khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc

Tiêu chí

Quầy thuốc

Nhà thuốc

Người phụ trách chuyên môn

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ)

Địa bàn hoạt động

Địa bàn mở quầy thuốc:

– Xã, thị trấn;

– Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

Được mở tại bất kỳ địa bàn nào.

Quyền lợi

– Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở;

– Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

– Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

– Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

 

Nghĩa vụ

–  Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016 này cụ thể như sau:

+ Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;

+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

– Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kin

Chứng chỉ hành nghề Dược là gì

Chứng chỉ hành nghề Dược là một văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Y tế cấp cho các cá nhân có trình độ chuyên môn theo quy định để kinh doanh và hoạt động dược lâm sàng. Do đó, có thể coi đây là giấy thông hành của những sinh viên tốt nghiệp ngành Dược và bắt đầu hành nghề.

Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ này được xem như là một loại giấy tờ chứng minh cá nhân được phép sử dụng trình độ chuyên môn trong lĩnh vực dược để kinh doanh thuốc.

Bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề Dược thì mới được hành nghề theo quy định của Pháp luật. Chính vì vậy, nó như là tấm bằng thứ 2 của mỗi người Dược sĩ – bằng làm nghề.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, không phải chỉ cần tốt nghiệp ngành Dược là sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Mà bạn cần phải đáp ứng các điều kiện theo cơ sở Luật định đã được Nhà nước đưa ra để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược.

quầy thuốc và nhà thuốc
quầy thuốc và nhà thuốc

Điều kiện để mở quầy thuốc, nhà thuốc

Đầu tiên, bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm “quầy thuốc” và “nhà thuốc”. Đối với nhà thuốc, bạn có thể được mở tại bất kỳ địa bàn nào trên cả nước, bên cạnh đó được phép bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn, được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn.

Tuy nhiên, với quầy thuốc, bạn chỉ được mở tại các khu vực ngoại thành và được phép bán lẻ thuốc thành phẩm nhưng không được thay thế thuốc trong đơn.

Điều kiện để mở nhà thuốc và quầy thuốc như sau:

Đối với nhà thuốc: Bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ đại học trở lên và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở chuyên môn về thuốc trong thời gian ít nhất 2 năm.

Đối với quầy thuốc: Cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành Dược và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc trong thời gian ít nhất là 1,5 năm.

Với các điều kiện trên, những sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Dược và thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc khoảng 18 tháng chỉ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Còn nếu muốn mở nhà thuốc thì cần phải học liên thông lên đại học và có thời gian thực hành nghề lâu hơn.

Các thủ tục mở quầy thuốc, nhà thuốc

Mỗi một ngành nghề khi kinh doanh đều có những yêu cầu về thủ tục pháp lý riêng, trong đó kinh doanh thuốc Tây có những yêu cầu khắt khe hơn bởi lĩnh vực này liên quan đến sức khỏe của con người. Một số yêu cầu pháp lý mà bạn cần chuẩn bị trước khi mở hiệu kinh doanh thuốc gồm:

Trình độ người bán: Người mở nhà thuốc Tây phải là Dược sĩ có trình độ đại học trở lên hoặc nếu mở quầy thuốc thì cần có trình độ cao đẳng trở lên và phải có chứng chỉ hành nghề Dược được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

Giấy phép kinh doanh: Người mở cần phải đến UBND nơi kinh doanh hiệu thuốc để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh.

Đáp ứng tiêu chuẩn nhà thuốc: Theo quy trình thẩm định của Bộ Y tế, hiệu thuốc phải đạt được các yêu cầu quy định đối với một hiệu thuốc đạt chuẩn GPP (Good Practice Pharmacy: Thực hành nhà thuốc tốt).

Theo đó, các loại giấy tờ cần có trước khi mở quầy thuốc, nhà thuốc gồm:

Chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Dược do Sở Y tế địa phương ban hành.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND quận/huyện cấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến các điều kiện đối với địa điểm và trang thiết bị của quầy thuốc, nhà thuốc như sau:

Quầy thuốc phải có diện tích tối thiểu là 10m2, không gian cao ráo, sạch sẽ và nhiệt độ trong quầy luôn đảm bảo ở mức dưới 30 độ C và độ ẩm dưới 75%.

Bên cạnh đó, trần nhà phải chắc chắn và tránh mưa, nắng, bụi để đảm bảo tốt nhất trong quá trình bảo quản và mua bán thuốc.

Có đầy đủ trang thiết bị như tủ, khay đếm, túi đựng thuốc và trang bị thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ. Phân loại các loại thuốc một cách khoa học để tránh nhầm lẫn và dễ quản lý.

Ngoài ra, tại các quầy thuốc, nhà thuốc cần chuẩn bị các tài liệu chuyên môn cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như danh mục các thuốc cấm sử dụng, quy định quy chế của nghề, nội quy và quy trình bán thuốc, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc…

Một số điều cần lưu ý khi kinh doanh thuốc 

Dù bạn kinh doanh lớn như Nhà thuốc đạt chuẩn GPP hay là chỉ là mở quầy bán lẻ thuốc cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Bạn cần lưu ý một số điều sau:

Chuẩn bị chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất và trang thiết bị, để riêng một khoản tiền để nhập các sản phẩm thuốc… Tính toán các chi phí thuê địa điểm, thuê Dược sĩ bán hàng, tiền điện, nước, internet…

Tham khảo doanh số bán hàng của các nhà thuốc trong khu vực dự định mở để có thể ước tính lượng khách hàng tiềm năng.

Cần vạch ra chiến lược kinh doanh nhà thuốc sao cho hợp lý, hiệu quả tối ưu. Bạn phải tìm hiểu kỹ đối thủ của mình, khả năng tài chính, kỹ năng quản trị nhà thuốc…

Nên lựa chọn địa điểm đắc địa, đông dân cư như tại các đường phố chính hoặc cổng các bệnh viện, cơ sở y tế lớn. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý đến những vấn đề khác như chỗ đỗ xe cho khách….

Tuyển chọn nhân viên bán thuốc có trình độ và tốt nghiệp Cao đẳng Dược trở lên…

Tìm hiểu đối tượng khách hàng định hướng tới, từ đó đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng phong cách phục vụ thỏa mãn đúng với nhu cầu trong phân khúc thị trường.

Tìm nguồn hàng chất lượng và giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế để cửa hàng mang lại lợi nhuận cao. Hãy tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác nhau và quyết định đâu mới là loại thuốc tốt cho cửa hàng của mình.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về quầy thuốc và nhà thuốc. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký mở quầy thuốc, nhà thuốc  cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin