Phí bổ sung ngành nghề kinh doanh mới

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy phí bổ sung ngành nghề kinh doanh là bao nhiêu? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Nguyên tắc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký

Doanh nghiệp khi thay đổi ngành nghề kinh doanh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Ngành nghề đăng ký bổ sung không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh

Ngành nghề đăng ký chọn theo mã ngành cấp 4 hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu trên GCN đầu tư đã cấp

Danh sách ngành nghề kinh doanh mới phải được công ty thông qua hợp lệ

Việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty tuy là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký với đối tác, ảnh hưởng đến phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp vì thế việc thực hiện đúng quy trình thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh cũng khá quan trọng

Quy định của pháp luật về phí bổ sung ngành nghề kinh doanh

Phí bổ sung ngành nghề kinh doanh là bao nhiêu?

Các loại lệ phí bổ sung ngành nghề kinh doanh bao gồm:

Lệ phí phải nộp cho nhà nước

Phí dành cho đơn vị dịch vụ thực hiện bổ sung ngành nghề cho quý khách.

Trong đó, phí phải nộp nhà nước bao gồm:

200.000đ lệ phí công bố về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh tại cổng thông tin quốc gia

300.000đ lệ phí nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề và cấp giấy phép kinh doanh mới tại sở Kế Hoạch Đầu Tư

Đối với phí dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh do bên thứ 3 thay mặt doanh nghiệp của bạn sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ. Thông thường sẽ dao động từ 500.000đ cho đến 1.000.000đ.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ bạn cần chuẩn bị khi bổ sung ngành nghề kinh doanh phải có các loại giấy tờ sau:

Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị.

Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Một số giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh như thế nào?

Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ được thực hiện theo bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc bổ sung ngành nghề kinh doanh

Đầu tiên, khách hàng cần xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc bớt ngành nghề kinh doanh. Trường hợp bổ sung ngành nghề cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định thêm, trường hợp bớt (rút) ngành nghề sẽ cần liệt kê ngành nghề cần rút trong đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Soạn hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh đầy đủ theo quy định

Hồ sơ cho việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những tài liệu sẽ được chúng tôi tư vấn chi tiết bên dưới.

Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung thay đổi tới phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ.

Bước 4: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi ngành nghề tại cơ quan chức năng

Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ yêu cầu doanh nghiệp sẽ phải bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

phí bổ sung ngành nghề kinh doanh
phí bổ sung ngành nghề kinh doanh

Kinh nghiệm thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Câu hỏi 1: Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị tài liệu gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2020 hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh cần nộp gồm: biên bản (i) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; (ii) Bản sao biên bản, quyết định công ty thông qua nội dung thay đổi ngành nghề kinh doanh. chúng tôi sẽ thực hiện ngay các công việc sau để hoàn thành hồ sơ cho khách hàng

+ Đối với yêu cầu thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty không được liệt kê trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam chúng tôi sẽ tra cứu nhanh văn bản pháp luật để có cơ sở đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận việc bổ sung ngành nghề kinh doanh đã nêu. Một số ngành nghề phổ biến nhưng chưa có trong hệ thống mã ngành như:

– Bán buôn, bán lẻ thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị của nhà máy lọc dầu, trang thiết bị bảo hộ lao động, …

– Dịch vụ xử lý mối một, Dịch vụ thi công công trình phòng cháy chữa cháy, Dịch vụ nhượng quyền thương mại,…

– Gia công hàng hóa, Xuất nhập khẩu hàng hóa, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa,…

+ Đối với yêu cầu bổ sung ngành nghề thuộc lĩnh vực yêu cầu có chứng chỉ hành nghề như: Thiết kế kiến trúc, Giám sát thi công công tình, Định giá bất động sản, Môi giới bất động sản,  Chúng tôi sẽ trích dẫn đầy đủ quy định pháp luật để đảm bảo đủ việc đăng ký đúng, chính xác nội dung hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với quy định pháp luật.

+ Đối với yêu cầu bổ sung ngành nghề khác, chuyên viên soạn thảo hồ sơ sẽ gửi chi tiết dự kiến ngành nghề sửa đổi, bổ sung để quý doanh nghiệp tùy chọn cách sắp xếp thứ tự, và chọn các ngành nghề kinh doanh dự kiến bổ sung.

Câu hỏi 2: Thời gian bổ sung ngành nghề kinh doanh hết bao lâu?

Thời gian giải quyết thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh chỉ 3 – 5 ngày cho 01 lần xét duyệt hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh.

Câu hỏi 3: Chọn ngành nghề kinh doanh bổ sung thế nào đầy đủ

Bộ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng, nó không chỉ là phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được phép triển khai mà là thông tin để đối tác xếp loại doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh. Một công ty đăng ký đa ngành nghề rất tốt, nhưng một công ty vừa đa ngành nghề và sắp xếp ngành nghề kinh doanh thể hiện rõ lĩnh vực kinh doanh chủ đạo sẽ rất hữu ích cho việc giới thiệu năng lực. những ngành nghề kinh doanh nên đăng ký bổ sung bao gồm:

Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang triển khai hoặc dự kiến triển khai: Điều này là đương nhiên, lĩnh vực nào đang kinh doanh hoặc sắp kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cần rà soát và bổ sung đủ.

Ngành nghề kinh doanh liên quan đến xúc tiến thương mại, triển khai kinh doanh online, trợ giúp đối tác: Đây là những ngành nghề kinh doanh đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh được đa phương thức, hỗ trợ đầu vào cho đối tác về chi phí khi cần.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh chính: Thông thường trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nào có nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn, chứng chỉ hành nghề sẽ được đối tác đánh giá quy mô tốt hơn.

Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện có khó không?

Doanh nghiệp khi đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ cần lưu ý:

Thời điểm bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện thì phải đăng ký thay đổi nội dung doanh nghiệp cho phù hợp.

Ví dụ: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định mà vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định thì phải tăng vốn điều lệ đồng thời với bổ sung ngành nghề.

Sau khi hoàn thành việc bổ sung ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Lưu ý ghi mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

– Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần nghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QĐ – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

– Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (việt nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Công bố nội dung thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi hoàn thành việc thay đổi ngành nghề kinh doanh (nhận được giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới) doanh nghiệp có nghĩa vụ tiến hành thủ tục công bố việc thay đổi ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (thay đổi ngành nghề chính là một trong những nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh)

Lưu ý: Luật doanh nghiệp miễn việc công bố thông tin thay đổi khi tiến hành thay đổi nội dung cho đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp như địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty…vv.

Thời hạn công bố thông tin thay đổi: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh sau khi đã bổ sung hoặc rút gọn)doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong về phí bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu phí bổ sung ngành nghề kinh doanh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin