Phân tích trao duyên

Đoạn trích Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân thể hiện bi kịch trong tình yêu. Trong bài viết này, Rong Ba Bakery xin chia sẻ mẫu phân tích Trao duyên siêu hay giúp các em học sinh củng cố thêm vốn kiến thức khi làm bài.

1. Tác phẩm

“Câỵ em em có chịu lời, 
 
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. 
 
Giữa đường đứt gánh tương tư,
 
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
 
Kể từ khi gặp chàng Kim, 
 
Khi ngày quạt ướt khi đêm chén thề. 
 
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
 
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. 
 
Ngày xuân em hãy còn dài,
 
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
 
Chị dù thịt nát xương mòn, 
 
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
 
Chiếc vành với bức tờ mây
 
Duyên này thì giữ vật này của chung.
 
Dù em nên vợ nên chồng, 
 
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
 
Mất người còn chút của tin
 
Phim đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
 
Mai sau dù có bao giờ, 
 
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
 
Trông ra ngọn cỏ lá cây, 
 
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
 
Hồn con mang nặng lời thề,
 
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
 
Dạ đài cách mặt khuất lời
 
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
 
Bây giờ trâm gãy gương tan,
 
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
 
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
 
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
 
Phận sao phận bạc như vôi!
 
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
 
Ôi Kim lang! hỡi Kim lang!
 
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

2. Mở bài

Sau khi đã giải quyết xong thủ tục bán mình (Tờ đơn đã ký, cân vàng đã trao), lấy tiền lo lót cho xong vụ kiện. Kiểu đang chờ lên xe hoa theo Mã Giám Sinh.
 
Đêm ấy kiều bồi hồi thương cho Kim Trọng tìm cách trả lại nợ tình cho chàng. Để thắp sáng đêm, nước mắt đầm đìa. Nhân Thuý Vân thức dậy hỏi, Kiều bây giờ mới cậy em thay lời và trao duyên cho em.
 
Đây là đoạn thơ trữ tình độc nhất trong truyện Kiều. Trước đây Tản Đà từng nhận xét: “Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như đây. Đoạn này thật lâm li, mà như thế mới hết tình sự”.

3. Thân bài

Nếu nói Nguyễn du là nghệ sĩ tài hoa bậc thầy với miêu tả tâm lý nhân vật thì đoạn này là đoạn thơ tiêu biểu nhất, thần tình nhất, khiến cho các nhà phân tích, bình giảng trước nay không hết lời thán phục và ngợi ca.
 
Ông Lê Trí Viễn đã có những lời phân tích, bình phẩm thấu đáo nhất đối với hai câu sau đây. Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã viết: 
 
“Cậy em, em có chịu lời”
 
Tại sao lại dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”, ông Lê Chí viễn giải thích ngoài lý do thanh điệu “trắc”, gây một điểm nhắn lắng đọng cho câu thơ, còn vì chữ cậy bao hàm cái ý hi vọng tha thiết của một lời trông cậy, có ý nương tựa, gửi gắm nơi quan hệ ruột thịt. Nếu dùng từ “nhờ” thì bấy nhiêu ý nghĩa sẽ nhạt hết.
 
Còn sử dụng từ “chịu” thay vì từ “nhận” cũng là bởi từ “chịu” là một lời thể hiện sự chấp nhận bắt buộc mà trong trường hợp này Kiều muốn Vân không thể từ chối đề nghị của mình.
 
Đồng thời cách sử dụng từ “chịu” cũng diễn tả Thúy Kiều hiểu được nỗi khổ của Thúy Vân khi mình nhờ cậy, nhưng không còn cách nào khác. Lời lẽ thắt buộc được lựa chọn thật chính xác và chặt chẽ. 
 
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
 
Cái yêu cầu em ngồi lên trên ghế để Kiều lạy trước rồi mới thưa sau cũng là một ý nài ép như vậy. Nhưng bây giờ Kiều lại dùng lễ nghi để bái buộc với nội dung nghiêm trang. Vừa tình vừa lễ như vậy thì Vân chối sao đặng.
 
Lời thơ của Thúy Kiều rất rõ ràng, vắn tắt và dứt khoát: 
 
Giữa đường đứt gánh tương tư
 
Keo loan chắp nối tơ thừa mặc em!
 
Người xưa xem tình yêu là một gánh nghĩa vụ, gánh nặng, cho nên nói là gánh tương tư. Mà giữa đường đứt gánh thì dang dở vô cùng. Hình ảnh đã nói rõ tình trạng bất lực của Thúy Kiều. Mọi việc Kiều chỉ đánh phó thác cho em gánh, ở đây dùng chỉ nối mối tơ dây tơ duyên. Nhưng tơ duyên này đã đứt, đối với Thúy Vân, Kiều hiểu rằng đó là một mối tơ thừa.
 
Thúy Kiều hoàn toàn thấu hiểu cảm giác và tình cảm thiệt thòi của em nhưng không còn cách nào nên cũng đành nói: “mặc em”.
Câu nói này không chỉ mang giọng điệu nhờ cậy mà còn mang giọng điệu của người chị phó thác trách nhiệm cho người em, cho nên có rất nhiều sức nặng. Bốn câu thơ đã nói hết tình trông cậy, ủy thác và nài ép, không cho Thúy Vân có cơ hội chối từ. 
 
Nhờ cậy xong Kiều mới nói lý do:
 
“Kể từ khi gặp chàng Kim, 
 
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
 
Sự đau sóng gió bất kỳ
 
Hiếu, tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
 
Nội dung thông báo cụ thể nhưng sự trùng điệp ba chữ “khi”: khi gặp, khi ngày, khi đêm đã nói lên sự thề ước nhiều lần sâu nặng, không thể nuốt lời nên đành phải nhờ cậy em. 
 
Từ đây Kiều chuyển sang phân tích ý nghĩa: 
 
“Ngày xuân em hãy còn dài
 
Xót tình máu mủ, thay lời nước non
 
Chị dù thịt nát xương mòn
 
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
 
Tuổi trẻ còn lâu dài, vì Phương chị mà hãy thay chị nối tình với Kim Trọng, dù chị có chết cũng cam lòng, vì đã có được tiếng thơm là người có tình nghĩa với chàng.
 
Những điều đặc biệt là từ đây trở đi Kiều coi mình như đã chết. Câu “ngày xuân em hãy còn dài” cũng có nghĩa là “ngày xuân của chị đã hết rồi, chỉ còn thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”, nơi cõi chết, chín suối là nơi đất rất sâu, người ta dùng để mai táng người đã mất.
 
Nói xong lời thoả nguyện bình sinh và hàm ơn đối với em, Kiều liền trao vật kỉ niệm:
 
Chiếc thoa với bức tờ mây
 
Duyên này thì giữ vật này của chung
 
Kim thoa là tặng vật đầu tiên mà Kim Trọng tặng cho Thúy Kiều khi nàng nhận lời. Từ mây là từ hoa tiên có vẽ vân mây, trên đó Kiều đã ghi lời thề.
 
Lạ nhất là câu tiếp theo: Duyên này thì giữ vật này của chung. Nhiều nhà bình luận đã cho rằng: kiều trao duyên chứ không trao tình.
 
Kiều trao lại kỷ vật cho em nhưng còn cái hồn của kỷ vật – tức là mối tình trao gửi, cái ngất ngây, nồng nàn lời thề dưới trăng của Kiều và Kim Trọng thì làm sao mà trao được. Nó thuộc về quá khứ đã chôn sâu trong trái tim Kiều cho nên chỉ có thể là của chung. 
 
Nhưng kỷ vật này cũng không phải chỉ là kỷ vật tình yêu của hai người, trước kia đó là kỷ vật định tình của Kiều và Kim nay đã trở thành kỷ vật của Kim và Vân. Từ nay nó còn là kỷ vật làm tin nhắc nhở đến chị, em khi có được hạnh phúc thì cũng đừng quên chị: 
 
Dù em nên vợ nên chồng
 
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
 
Mất người còn chút của tin
 
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
 
Cây đàn hồ ngày nào đàn cho kim trọng và mảnh trầm hương ngày nào từng chứng kiến lời thề cũng để lại cho em như là của tin. Đối với chị chúng đã trở thành quá khứ xa xôi.
 
Đến đây kiểu lại cảm thấy mình như người đã chết. Kiều đã mất hết niềm tin vào hiện tại. Tương lai của nàng trông cậy vào lòng thương.
 
Kiểu sau này chỉ còn là ngọn gió vật vờ nơi lá cây ngọn cỏ. Dù vậy Kiều vẫn mang nặng lời thề, cho dù có tan tành xác thân bồ liễu, nàng cũng quyết đền ơn đáp nghĩa cho Kim Trọng. 
 
Từ khi trao lại kỷ vật Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không: 
 
Bây giờ trâm gãy, bình tân
 
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
 
Trăm nghìn gửi lại tình quân
 
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
 
“Trâm gãy bình tan” là hình ảnh của tình duyên tan vỡ, một lời kêu than, lời tiếc nuối. Kiểu tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đoạn thơ: 
 
Phận sao phận bạc như vôi
 
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
 
Ôi Kim lang! hỡi Kim lang!
 
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
 
Đó là một lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng. “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, nước chạy đưa cánh hoa trôi nổi và phiêu dạt. 
 
Hai câu thơ cuối cùng là lời than của Kiều với Kim, thương xót cho Kim. “Thôi thôi” cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình. 

4. Kết bài

Đoạn trao duyên đây đúng là Kiều đã nói hết lời. Có thể nói Nguyễn Du đã hình dung trạng thái tâm lý của Kiều thật chính xác với hiện thực.
 
Toàn bộ đoạn văn là nỗi lòng đau đớn, tan nát của Kiều. Con chim sắp chết thì lời kêu thương, mối tình sắp mất thì lời thê thảm. Đây đúng là đoạn văn lâm ly nhất trong tác phẩm Truyện Kiều.
 
Trên đây là mẫu phân tích đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du mà Rong Ba Bakery muốn cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!
Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin