Nguyên tắc thừa kế tài sản

kiểu giường ngủ hiện đại 6

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự cũng như là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi trên thực tế.

Vậy khi tiến hành việc thừa kế, các chủ thể có liên quan trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc thừa kế tài sản của pháp. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây

Nguyên tắc thừa kế tài sản là gì?

Nguyên tắc thừa kế tài sản là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế. Thông qua đó góp phần phản ánh bản chất cũng như đặc trưng cơ bản của pháp luật về thừa kế ở nước ta.

Vì vậy, từ khi hình thành đến nay, những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở nước ta có sự thay đổi phù hợp với bản chất của nhà nước ở từng giai đoạn lịch sử.

Những nguyên tắc thừa kế tài sản

Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân:

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.Quy định này đã được khẳng định tại Điều 58 Hiến pháp 1992;

“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.

cơ sở đó Điều 631 Bộ luật dân sự đã xác định rõ nội dung của quyền này. Trước hết đảm bảo cho mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình” đều có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.

Điều quan trọng là mỗi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Thậm chí là quyền từ chối di sản thừa kế.

Mặt khác nhà nước còn bảo hộ quyền thừa kế, thể hiện trong việc đảm bảo cho mọi công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.

Đặc biệt là “tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không giới hạn về số lượng, giá trị”… Do đó tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết, được nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo vệ.

Đây là một nội dung quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và là bản chất ưu việt của pháp luật thừa kế ở nước ta.

Bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Việc bình đẳng về thừa kế của cá nhân được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các chủ thể có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung hàng thừa kế và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau

Khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

=> Điều này cho thấy pháp luật đã có sự bình đẳng trong việc nhận di sản thừa kế của vợ và chồng, theo đó vợ hoặc chồng sẽ được nhận di sản thừa kế nếu bên kia chết trước.

Cha mẹ cũng được hưởng di sản bằng nhau và con cái không phân biệt con trai con gái, con đẻ con nuôi đều được nhận di sản bằng nhau.

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

=> Điều này cho thấy rằng những người thân thích khác của người để lại di sản thừa kế cũng được hưởng phần thừa kế ngang bằng nhau nếu như họ đứng cùng hàng thừa kế.

Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản

Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình.

Nội dung của nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt được ghi nhận khá đầy đủ trong Bộ luật dân sự 2015. Trước hết đối với cá nhân người để lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Pháp luật không cho phép bất kỳ ai có hành vi cản trở, cưỡng ép, đe doạ… người lập di chúc.

Người để lại thừa kế có thể thực hiện quyền định đoạt thông qua hình thức di chúc viết hoặc di chúc miệng, có thể nhờ người làm chứng cho việc lập di chúc, có thể yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc.

Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản [13, Điều 648].

Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi “ý nguyện” cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào” [13, Điều 662].

Quyền định đoạt của cá nhân để lại di sản được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà còn thể hiện ngay trong việc họ không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết.

nguyên tắc thừa kế tài sản
nguyên tắc thừa kế tài sản

Đây cũng là một cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để lại di sản của họ cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.

Tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế

Pháp luật dân sự thiết lập các quan hệ dân sự mà ở đó các chủ thể tham gia có quyền tự quyết định cao, tự do ý chí khi thực hiện các quan hệ đó.

Vậy nên người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.

Bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo quy định của pháp luật

Pháp luật cho phép những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó với điều kiện họ không từ chối nhận di sản hoặc thuộc vào các trường hợp bị cấm nhận di sản:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Điều này giúp cho việc đảm bảo quyền lợi của những chủ thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi họ không được quy định hưởng di sản theo di chúc hoặc được hưởng ít hơn phần của một người thừa kế theo pháp luật.

Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó là:

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức tốt đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Từ truyền thống đoàn kết trong gia đình, từ mục đích của chế độ hôn nhân và gia đình nước ta nhằm “xây dựng những gia đình dân chủ hoà thuận, hạnh phúc trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ”.

Tinh thần đoàn kết tương trợ giữa những người trong gia đình cần được giữ vững ngay cả khi những người trong gia đình chết và vấn đề thừa kế được đặt ra.

Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật thừa kế ở nước ta đã bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, xoá bỏ tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân phong kiến đã để lại hàng bao đời nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân trong lĩnh vực thừa kế nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung.

03 LƯU Ý KHI PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Thứ nhất: Đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Đó là con chưa thành niên (hoặc thành niên nhưng mất khả năng lao động); cha; mẹ; vợ; chồng. Đây là những đối tượng phải đảm bảo được hưởng phần di sản từ 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trở lên nếu di sản được chia theo pháp luật.

Trường hợp này thường đặt ra khi toàn bộ hoặc một phần di sản được chia theo di chúc. Làm cho những đối tượng trên không hoặc được hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Một suất ở đây được tính trong trường hợp giả sử toàn bộ di sản được thừa theo pháp luật. Khi xảy ra, những người được hưởng di sản theo di chúc sẽ phải trích theo tỷ lệ di sản mình được nhận theo di chúc để bù vào phần còn thiếu đó.

Thứ hai: Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.

Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Thứ ba: Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

+ Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về nguyên tắc thừa kế tài sản. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu nguyên tắc thừa kế tài sản và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin