Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi nhận trong Bộ luật Lao động năm. Pháp luật lao động luôn hướng tới bảo vệ cho người lao động nên việc đưa ra những nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động trở thành quy định, một quy chế mà các bên ký kết không được quyền xâm phạm hay phá vỡ. Hơn hết, hợp đồng lao động chỉ thực sự phát sinh hiệu lực khi được giao kết dựa trên nguyên tắc và theo hình thức nhất định. Sau đây, bài viết về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động của Công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và cụ thể hơn. 

Hợp đồng lao động và Giao kết hợp đồng lao động?

Hợp đồng lao động:

Khái niệm về hợp đồng lao động được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, để có cách hiểu thống nhất, thì theo giải thích tại Điều 13, Bộ luật lao động thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Khái niệm này so với Bộ luật lao động năm 2012 đã có sự bổ sung trong nội dung thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động.

Giao kết hợp đồng lao động:

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, Giao kết hợp đồng lao động là quá trình người lao động và người sử dụng lao động bày tỏ ý chí nhằm đi đến việc xác lập quan hệ lao động, mà ở đó xác lập quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.

Bản chất của giao kết hợp đồng lao động chính là sự tự do, tự nguyện thỏa thuận, thương lượng cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động để thống nhất ý chí và đi đến việc ký kết hợp đồng lao động, xác lập nên quan hệ lao động.

Hành vi giao kết hợp đồng là điều kiện ràng buộc các chủ thể, vì vậy sự giao kết bao giờ cũng có tính đích danh. Giao kết hợp đồng được coi là vấn đề trung tâm trong mối quan hệ lao động, một mặt, giao kết hợp đồng lao động là tiền đề ban đầu tạo điều kiện hco quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên được xác lập và thực hiện trong tương lại; mặt khác, đó kà cơ sở cho sự ổn định, hài hoà bền vững của quan hệ lao động sẽ được thiết lập.

Hình thức hợp đồng lao động

Quy định về hình thức hợp đồng lao động được ghi nhận tại Điều 14, Bộ luật lao động 2019:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Hình thức hợp đồng lao động là cách thức chứa đựng các điều khoản đã thỏa thuận. Theo quy định trên, thì hợp đồng lao động được thể hiện dưới hai hình thức là văn bản (kể cả hình thức thông điệp dữ liệu) và lời nói. Về nguyên tắc, hợp đồng lao động dưới dạng văn bản sẽ được ưu tiên sử dụng, bởi nó mang những ưu điểm hơn so với hợp động bằng lời nói, điển hình là việc ghi nhận và thể hiện nội dung thỏa thuận thông qua giấy tờ có giá trị pháp lý thực tế, văn bản còn được các bên ký và giữ lại, chứng minh quan hệ lao động đã được thiết lập.

Tuy nhiên, hợp đồng lao động dưới hình thức là lời nói được ra đời nhằm phục vụ cho các quan hệ lao động có thời hạn dưới 1 tháng, tức là thời hạn rất ngắn, quan hệ lao động sẽ có thể chấm dứt sau 1 tháng đó, vừa nhanh chóng, đỡ mất thời gian, hơn nữa, việc thiết lập hợp đồng lao động trong trường hợp này thêm phức tạp và không cần thiết. Nhưng điều đó không mang tính tuyệt đối, không được thiết lập hợp đồng lao động bằng lời nói dù hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, trong các trường hợp:

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. (Khoản 2, Điều 18).

Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. (Điểm a, Khoản 1, Điều 145)

Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.(Khoản 1, Điều 162). Đây là nội dung đã được quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 và tiếp tục được duy trì cho đến nay xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh loại quan hệ lao động này trên thực tế, do đây là quan hệ lao động được xác định đơn lẻ tại gia đình nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất khó kiểm tra, giám sát.

Chủ thể

Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Đối với một số trường hợp đặc biệt lao động là trẻ em dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý bằng văn của người đại diện theo pháp luật. Đó là một số ngành nghề không đòi hỏi nhiều về sức lao động và cũng tạo điều kiện cho việc học tập, rèn luyện kỹ năng, pháp luật cho phép sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi nhưng cần phải tuân theo quy định của pháp luật về môi trường, thời gian làm việc,…

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

Như vậy, Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:

nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Theo Điều 16 Bộ luật năm 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

“Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

Nguyên tắc thứ nhất: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

Đây là nguyên tắc cơ bản thể hiện rõ và cụ thể hóa một trong những nguyên tắc của pháp luật lao động Việt Nam. Nguyên tắc này biểu hiện mặt chủ quan của người tham gia hợp đồng lao động, khi giao kết hợp đồng lao động luôn luôn đảm bảo cho người lao động cũng như người sử dụng lao động được quyền tự nguyện bày tỏ ý chí của mình, mọi hành vi cưỡng bức, lừa dối, dụ dỗ,.. làm mất đi tính tự nguyện đều không đúng với bản chất của việc giao kết hợp đồng.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi tham giao hợp đồng lao động các bên phải thỏa thuận trọn vẹn và đầy đủ yếu tố ý thức tinh thần, sự mong muốn đích thực của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc tự nguyện vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở việc nguyên tắc này bị chi phối bởi ý chí chủ quan của các chủ thể trong quan hệ lao động, còn tính tương đối bị chi phối bởi sự không đồng đều về mặt năng lực chủ thể của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động (ví dụ: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được giao kết hợp đồng khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó).

Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động. Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động. Nguyên tắc này nghiêng về việc bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động, người lao động thường ở vị thế “lép vế” vì họ tham gia quan hệ lao động bằng sức lao động và phụ thuộc vào người sử dụng lao động bởi tiền lương, việc làm. Vì vậy nguyên tắc này ra đời để tạo lập sự bình đẳng giữa hai bên. Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.

Nguyên tắc thiện chí, trung thực là được biểu hiện thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp động được quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động. Khác với giao dịch dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, hợp đồng lao động thường được thực hiện trong một thời gian dài, giữa hai chủ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau, như vây, yếu tố thiện chí, hợp tác là rất quan trọng. Đây là nguyên tắc ban đầu, là tiền đề có tính nguyên tắc pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

Nguyên tắc thứ 2: tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Đây là nguyên tắc chung không những đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mà còn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng lao động phải tuân thủ nguyên tắc hợp đồng lao động tự do thỏa thuận, tuy nhiên sự tự do thỏa thuận ở đây phải nằm trong khuôn khổ. Khuôn khổ đó chính là chuẩn mực về đạo đức, không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động các bên phải tuân thủ pháp luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức quyền có thâm gia quan hệ hay không, tham gia trong bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì do các chủ thể hoàn toàn quyết định. Nhưng để được xã hội tôn trọng, để pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải được đặt trong cái chung của xã hội tức là tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao động tập thể do đại diện của tập thể người lao động và người sử dụng lao động thương lượng và kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đằng, công khai. Thỏa ước tập thể khi có hiệu lực trở thành giá trị pháp lý bắt buộc đối với tất cả các quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh những quy định của pháp luật lao động nói chung, quá trình thiết lập quan hệ lao động còn chịu sự chi phối của thỏa ước lao động tập thể.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin