Người nước ngoài góp vốn thành lập công ty

Ngày nay, vấn đề người nước ngoài góp vốn thành lập công ty là đề tài đang được quan tâm bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết về người nước ngoài góp vốn thành lập công ty của Công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp các thông tin toàn diện và đầy đủ, giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Hình thức người nước ngoài góp vốn thành lập công ty

Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, quy định về việc chủ đầu tư nước ngoài góp vốn mở công ty ở Việt Nam thì gồm các hình thức góp vốn thành lập công ty như sau:

Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty để trở thành thành viên của công ty TNHH

Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần qua việc mua cổ phần từ công ty hoặc các cổ đông

Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty để trở thành thành viên góp vốn của công ty

Góp vốn vào công ty Việt Nam theo các hình thức khác.

người nước ngoài góp vốn thành lập công ty
người nước ngoài góp vốn thành lập công ty

Điều kiện thành lập công ty có người nước ngoài góp vốn:

Người nước ngoài góp vốn thành lập công ty phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất, người nước ngoài phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và tuân thủ các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của chủ đầu tư ngoại quốc không hạn chế trừ các trường hợp như sau:

Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về việc cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán

Thứ ba, nếu chủ đầu tư đầu tư những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần chuẩn bị những đủ những yêu cầu mà ngành nghề đó cần đáp ứng để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện, giấy phép con và tiến hành đăng ký vốn kỹ quỹ, vốn pháp định, vốn điều lệ đúng thời hạn, đúng quy định, phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, môi trườn,…

Thứ tư, chủ đầu tư ngoại quốc là người có quốc tịch thuộc các nước WTO hoặc nước có ký hiệp ước thương mại với Việt Nam. Phải đảm bảo những quy định về người đầu tư nước ngoài, có giấy tờ xác minh tư cách pháp nhân.

Thứ năm, chủ đầu tư không được đầu tư để kinh doanh những lĩnh vực cấm, không đầu tư vào dự án gây hại đến sức khỏe người dân Việt Nam hay ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên. Không được đầu tư để kinh doanh các dự án làm  tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, văn hóa, di tích lịch sử, đạo đức của người dân Việt Nam. Không thực hiện các dự án gây hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng an ninh, lợi ích công cộng.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và các vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính

Việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu rõ ràng các vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính là điều rất cần thiết và cơ bản để đảm bảo đầu tư đúng mục tiêu, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, tận dụng mọi cơ hội và nguồn lực.

Nhà đầu tư nước ngoài nên thuê các công ty luật chuyên nghiệp, có các luật sư chuyên môn có thẻ luật sư và giàu kinh nghiệm để tư vấn, đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để yên tâm lựa chọn và ra quyết định đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài không nên thuê các công ty tư vấn mà không có luật sư chuyên môn để tránh gặp phải sự thiếu sót hoặc không đúng đắn trong tư vấn ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án.

Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện, tài liệu cần thiết

Tùy vào tư cách nhà đầu tư, hình thức đầu tư, loại hình công ty, phạm vi mục tiêu dự án đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư và một số vấn đề đặc thù khác mà Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần chuẩn bị các điều kiện và tài liệu cần thiết.

Luật sư chuyên môn sẽ tư vấn và hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ và chính xác toàn bộ các điều kiện và tài liệu để việc đăng ký đầu tư suôn sẻ và nhanh chóng nhất.

Bước 3: Thực hiện đăng ký đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Luật sư chuyên môn sẽ tư vấn sẽ tư vấn, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ cần thiết và đại diện Nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện đăng ký đầu tư và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thời gian thực hiện đăng ký đầu tư tùy thuộc vào nội dung và phạm vi mục tiêu dự án đầu tư. Nếu mục tiêu dự đầu tư không thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngành nghề chưa được cam kết trong Biểu cam kết WTO của Việt Nam thì thời gian đăng ký đầu tư là khoảng 3 – 5 tuần.

Thủ tục cấp, thẩm, quyền cấp và nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư năm 2020 như sau:

“Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:

a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;

d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

“Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.

“Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có)”.

Bước 4: Thực hiện đăng ký thành lập công ty; làm con dấu cho công ty, con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật

Luật sư chuyên môn sẽ tư vấn sẽ tư vấn, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ cần thiết và đại diện Nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện đăng ký doanh nghiệp và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm con dấu cho công ty, con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật.

Thời gian thực tế để đăng ký thành lập công ty là khoảng 1 – 2 tuần.

Về hồ sơ đăng ký thành lập công ty và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

“Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

“Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

“Điều 23. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên doanh nghiệp;

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);

3. Ngành, nghề kinh doanh;

4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

6. Thông tin đăng ký thuế;

7. Số lượng lao động dự kiến;

8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”.

Bước 5: Thực hiện các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty

Sau khi hoàn thành việc thành lập công ty, Luật sư chuyên môn sẽ hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện sớm các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty, trong đó gồm 10 công việc cơ bản sau:

Mở tài khoản vốn đầu tư và các tài khoản thương mại

Thực hiện góp vốn đầu tư của dự án, vốn điều lệ

Mua chữ ký số, kê khai và nộp thuế ban đầu tư

Lựa chọn và chuẩn bị thủ tục sử dụng hóa đơn

Lựa chọn chế độ kế toán và bố trí kiểm toán hằng năm

Quản lý và sử dụng con dấu

Thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo

Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, công đoàn

Xin cấp visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho Nhà quản lý, chuyên gia nếu là người nước ngoài

Treo biển hiệu của công ty.

Thời gian thực hiện thủ tục người nước ngoài góp vốn vào công ty:

Thời gian đối với việc đăng ký với cơ quan nhà nước là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Thời gian thay đổi thông tin doanh nghiệp là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về người nước ngoài góp vốn thành lập công ty. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về người nước ngoài góp vốn thành lập công ty và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin