Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Thủ tục làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 từ 01/7/2021 có sự thay đổi so với trước. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Quy định của pháp luật về mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho ai?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam khi họ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thường được dùng để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, hoặc để bổ sung hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Căn cứ: Khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009; khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020.

Theo đó, hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ ngày 01/7/2021 của cá nhân gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Giấy ủy quyền nếu cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
  • (trước 01/7/2021 cần có thêm Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp).
  • Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1
mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1

Công dân mang hồ sơ đã chuẩn bị, nộp tại cơ quan sau (khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009):

  • Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây (Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp):

Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện (ủy quyền không có văn bản hoặc không thuộc trường hợp được xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp);

Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Nếu hồ sơ hợp lệ, yêu cầu cấp đúng thẩm quyền…, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ (Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp).

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian đi lại, công dân có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp online bằng cách truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home và chọn đối tượng nộp hồ sơ. Sau khi khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú, người dân ấn Tiếp tục để khai hồ sơ.

Một số lưu ý khi làm mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Nếu người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng nếu ủy quyền cho ngời khác thì việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.

Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm:

+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

(Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009).

Thủ tục yêu cầu cấp mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1:

Hồ sơ:

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Trình tự thủ tục:

Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Lưu ý:

Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 01 để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm: họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

(Theo Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009).

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Có 3 đối tượng được cấp phiếu này đó là

  • Người có quốc tịch việt nam đang thường trú hoặc tạm trú trong nước ,
  • Người có quốc tịch việt nam đang cư trú ở nước ngoài,
  • Người nước ngoài đang cư trú tại việt nam.

Cá nhân khi yêu cầu cấp phiếu cần phải chuẩn bị hồ sơ :

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu người được cấp
  • Bản sao hộ khẩu hoắc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu

Các cơ quan tiếp nhận tờ khai yêu cầu cấp phiếu và các giấy tờ kèm theo :

  • Công dân Việt Nam nộp tại các sở tư pháp tại nơi thường trú, trong trường hợp không có nơi thường chú thì nộp ở sở tư pháp tạm trú
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở tư pháp nội trú, cá nhân đã rời việt nam nộp tại trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Nội dung thủ tục phiếu thủ tục dành cho người nước ngoài :

Những giấy tờ cần chuẩn bị :

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu
  • Bản sao chứng minh hoặc hộ chiếu của người nước ngoài
  • Bản sao hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm chú của người nước ngoài

Ủy quyền nộp hộ sơ thì :

  • Bản gốc giấy ủy quyền được cấp do văn phòng công chứng tư nhân
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu người ủy quyền

Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp phiếu :

  • Khi đang ở trong lãnh thổ viêt : nộp tại Sở Tư Pháp
  • Khi đang ở ngoài hoặc đã từng đến Việt Nam : Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp

Thời gian cấp phiếu : khi nhận được yêu cầu hợp lệ thì thông thường không quá 15 ngày .

Hiệu lực của phiếu thì hiện tại chưa có quyết định rõ, và còn phụ thuộc các quy định trong các văn bản trong từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào các quyết định của các cơ quan có nhu cầu xác minh về lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Lệ phí xin cấp phiếu :

Hiện nay chi phí 1 phiếu lý lịch tư pháp là : 200.000 đồng/phiếu

……………………………………

……………………….(1)

—————

Số: …………./………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             ………, ngày……. tháng …… năm…

MẪU TỜ KHAI LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp,

XÁC NHẬN:

1. Họ và tên (2):…………………………………

2.Giới tính………

3. Ngày, tháng, năm sinh:……/…../…… 4. Nơi sinh (3):…………

5. Quốc tịch:…………………………………..

6. Nơi thường trú (4): …………………

7. Nơi tạm trú (5): ………………………

8. Giấy CMND/Hộ chiếu: ……………(6) Số: …………

Cấp ngày………..tháng……….năm…………..Tại: …………

9. Tình trạng án tích:……………………………………………………………………………………………………………..

STT

SỐ BẢN ÁN; NGÀY THÁNG NĂM ; TÒA ÁN ĐÃ TUYÊN

TỘI DANH

HÌNH PHẠT CHÍNH

HÌNH PHẠT BỔ SUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (7): ………..

SỐ QUYẾT ĐỊNH, NGÀY THÁNG NĂM, TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH

 

 

CHỨC VỤ BỊ CẤM ĐẢM NHIỆM

 

 

THỜI HẠN KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU     ………………………….(8)

(Ký, ghi rõ họ tên)       (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

  • Ghi rõ tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
  • Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
  • Ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

Trường hợp cá nhân không có yêu cầu xác nhận thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì mục 10 không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung mẫu tờ khai lý lịch tư pháp số 1. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Xin cảm ơn !

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin