Mã vạch hàng hoá

Hiện nay, khi đi mua sắm các sản phẩm từ siêu thị hay tiệm tạp hóa, chúng ta thường nhìn thấy biểu tượng những dòng kẻ màu đen được xếp song song với nhau, phía dưới biểu thị một dãy số. Đó chính là mã vạch (hay còn gọi là Barcode). Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch hàng hoá. Sau đây, Công ty Luật Rong Ba sẽ trình bày vấn đề mã vạch hàng hoá để có thể hiểu rõ hơn

Mã vạch hàng hoá là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Quyết định số 15/VBHN-BKHCN ngày 27/02/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”, thì mã vạch hàng hóa là một dãy các vạch và khoảng trống song song được sắp xếp xen kẽ nhau theo một quy tắc mã hóa nhất định nhằm thể hiện mã số của sản phẩm hàng hóa cung ứng trên thị trường. Nó bao gồm dữ liệu dạng chữ và số nên có thể đọc được nhờ máy quét.

Tương tự như mã số, mỗi loại sản phẩm cũng chỉ mang một mã vạch duy nhất.

Mã vạch (barcode) là hình ảnh của một tập hợp các ký hiệu dạng vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) được định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu laser (như máy quét scanner) nhận và đọc được. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng server.

Mã số mã vạch hàng hóa (MSMV) được in trực tiếp lên các đối tượng cần quản lý như:

Thương phẩm;

Vật phẩm;

Hàng hóa;

Các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.….

Mã vạch hàng hóa và lý do nên đăng ký mã vạch

Cấu tạo của mã vạch hang hoá:

Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26.26mm đến 21.64mm và độ dài từ 37.29mm đến 26.73mm. Giống với mã số, cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp

Lợi ích của mã vạch trên hàng hóa:

mã vạch hàng hoá
mã vạch hàng hoá

Mã số mã vạch giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm của mình.

Cơ quan nhà nước cũng dễ dàng trong việc quản lý sản phẩm, cũng như hoạt động sản xuất của Doanh Nghiệp vì trên các Mã số, mã vạch đã có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất cũng như sản phẩm, hàng hóa đó.

Phục vụ khách hàng tốt hơn, giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, phục vụ các nhà kinh doanh và quản lý để có thể đưa những quyết định đúng đắn và đúng thời điểm trong kinh doanh và quản lý,…

Mỗi đơn vị chỉ cần đăng ký 01 lần và có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau.

Phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Đối tượng đăng ký mã vạch hàng hoá:

Các cá nhân, tổ chức, công ty, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực với mọi quy mô đều có thể đăng ký mã vạch nếu có nhu cầu sử dụng mã vạch cho sản phẩm của mình

Lý do nên đăng ký mã vạch hàng hóa

Doanh nghiệp nếu có hàng hóa, sản phẩm buôn bán trên thị trường nên đăng ký mã vạch ngay vì:

Mã vạch giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm của mình;

Giúp cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý sản phẩm cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vì trên các MSMV đã có chứa đầy đủ thông tin về nhà sản xuất các sản phẩm, hàng hóa đó;

Phục vụ cho việc tham gia vào hệ thống bán lẻ tại các siêu thị, hoặc các hệ thống bán hàng tự động trong phạm vị cả nước;

Phục vụ cho hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa;

Đảm bảo pháp lý.

Mã số – mã vạch thể hiện giá trị của sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường. Hơn nữa, chúng cũng một phần nào đó mang đến sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch hàng hóa?

Hồ sơ đăng ký gồm:

Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.

Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 2 bộ.

Mẫu tờ khai tham khảo:

Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Mẫu kèm theo).

Bản đăng ký Danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Mẫu kèm theo).

Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu GS1 Việt Nam (Mẫu kèm theo)

Mã vạch hàng hoá được ứng dụng như thế nào trong đời sống hằng ngày:

Mã vạch hàng hoá được ứng dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong phần tiếp theo của bài viết, META sẽ cùng bạn tìm hiểu cách mà chúng ta sử dụng mã vạch để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Thứ nhất, Trong việc phân loại hàng hóa và quản lý kho

Chúng ta có thể coi mã vạch giống như một chiếc “chứng minh thư” cho từng loại hàng hóa, sản phẩm. Trước đây khi chưa có mã vạch, người ta phải nhập các thông tin về thuộc tính của sản phẩm (như kích thước, màu sắc, thương hiệu, xuất xứ…) một cách thủ công để phân biệt và thực hiện công tác lưu kho. Khi có sự xuất hiện của mã vạch, đơn vị lưu kho chỉ cần một chiếc máy đọc mã vạch có kết nối hệ thống quản trị kho hàng là đủ để phân loại hàng hóa, phục vụ cho công tác xuất nhập sản phẩm.

Thứ hai, Bước đầu phân biệt hàng thật, hàng giả

Với hình ảnh nhận diện cùng chuỗi số định danh, nhà quản trị kho bãi hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh xuất xứ của sản phẩm, từ đó, bước đầu nhận diện hàng hóa mình nhập về là hàng thật hay hàng giả. Trước đây khi chưa có thiết bị quét mã vạch, chúng ta đối chiếu mã vạch hàng hoá với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn để kiểm tra xuất xứ của sản phẩm. Với sự xuất hiện của đầu đọc mã vạch, công việc kiểm tra trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra xuất xứ của sản phẩm khi mua hàng bằng các phần mềm, app đọc mã vạch trên thiết bị di động. Điều này giúp bạn phát hiện hàng hóa mình mua về có phải là của chính hãng hay không.

Thứ ba, Trong thanh toán và giao dịch mua hàng

Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đã sử dụng máy đọc mã vạch để rút ngắn quá trình thanh toán sản phẩm cho khách hàng, đồng thời nhập liệu thông tin của giao dịch vào hệ thống quản trị bán hàng của mình. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả quản trị và từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Thứ tư, Trong ứng dụng khác

Ngoài ra, mã vạch hàng hoá cũng được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau của đời sống hằng ngày. Chúng ta có thể kể đến những ứng dụng như sau:

Nhiều hãng hàng không trên thế giới đã sử dụng mã vạch để phân loại hành lý ký gửi của hành khách, đảm bảo chúng không bị thất lạc hoặc chuyển tới nhầm người nhận.

QR Code (mã vạch ma trận dưới định dạng 2D) được nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng để truyền tải thông tin của mình tới đối tượng mục tiêu. Người dùng chỉ cần scan mã QR bằng các thiết bị di động là có thể tiếp cận tới thông điệp mà các doanh nghiệp, tổ chức muốn gửi gắm như website của doanh nghiệp, thông tin khuyến mãi, link tải app trên di động.

Quy trình đăng ký mã vạch:

Căn cứ vào Quyết định số 15/VBHN-BKHCN quy trình đăng ký mã vạch gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch:

Doanh nghiệp chuẩn bị 2 bộ hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm các tài liệu sau:

Bản đăng ký sử dụng mã vạch theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quyết định số 15/VBHN-BKHCN

Bản công chứng giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

Bản đăng ký Danh mục sản phẩm có nhu cầu sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quyết định số 15/VBHN-BKHCN

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch

Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gián tiếp cho cơ quan có thẩm quyền cấp mã vạch. Tại Việt Nam, Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp mã vạch cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trên trực tiếp cho doanh nghiệp

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và tiến hành thẩm định hôg sơ trong vòng 5 – 7 ngày

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch

Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp mã số, vào sổ đăng kí, lưu vào ngân sách mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số – mã vạch

Bước 5: Hướng dẫn sử dụng mã vạch

Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã vạch tuân thủ các quy định về sử dụng mã số – mã vạch quy định tại Chương III của Quy định này và các quy định khác có liên quan đến sử dụng mã số – mã vạch

Năm đầu tiên khi đăng ký sử dụng mã vạch, doanh nghiệp phải đóng lệ phí và phí duy trì. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì chỉ phải nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã vạch

Từ năm thứ 2 trở đi, doanh nghiệp phải nộp phí duy trì hàng năm trước ngày 30/6

Trường hợp thay đổi tên công ty, địa chỉ hoặc làm mất, thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số, mã vạch, doanh nghiệp đề nghị làm thủ tục để thay đổi hoặc xin cấp lại

Nếu doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng mã vạch đã đăng ký nữa thì phải làm thủ tục ngừng sử dụng mã vạch gửi cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Một số website kim tra mã vch hàng hóa online:

Website 1: UPCindex

Khi sử dụng UPCIndex, bạn chỉ cần nhập mã code của sản phẩm vào phần tìm kiếm của trang web, bạn sẽ nhận được các thông tin cơ bản về sản phẩm ngay tức thì. Với hơn 282 triệu số UPC cùng hàng loạt những hình ảnh, thông tin về sản phẩm, mã vạch, các thao tác hướng dẫn mua sắm online, UPCIndex trở thành cơ sở dữ liệu UPC lớn nhất. Ngày nay, rất nhiều người tin tưởng và sử dụng UPCIndex để check mã vạch online.

Website 2: Barcode Database

Tất cả thông tin dữ liệu mà Barcode Database cung cấp đều được lấy từ những trang bán hàng online lớn, phổ biến và có hệ thống dữ liệu mã vạch khổng lồ nên vô cùng chính xác.

Kiểm tra mã vạch hàng hóa trên Barcode Database vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần nhập mã code sản phẩm và khung tìm kiếm. Chỉ sau 1-2 phút, bạn sẽ nhận được toàn bộ thông tin cụ thể về sản phẩm như tên gọi đầy đủ, mặt hàng, nhà sản xuất, mẫu mã, kích thước…

Website 3: WEANdata

EANdata là trang web kiểm tra mã vạch hàng hóa được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Trang web này có thể kiểm tra các loại mã vạch từ thông dụng EAN-13, UPC hay ISBN-10. EANdata trả lại kết quả với độ chính xác cao. Những thông tin trong kết quả đều được các nhà sản xuất sở hữu và đăng ký mã vạch đó cung cấp trực tiếp.

Website 4: Kim tra mã vch hàng hóa vi Barcode lookup

Dựa vào các nguồn dữ liệu sẵn có, Barcode lookup sẽ mang đến cho người dùng những thông tin về sản phẩm đang tìm kiếm, từ tổng thể đến chi tiết. Chỉ với vài cú nhấp chuột đơn giản, người dùng đã có được toàn bộ thông tin về sản phẩm, bao gồm; tên, kích cỡ, ngày sản xuất, màu sắc, tính năng,… Ngoài ra, Barcode lookup còn cung cấp cho người dùng giá cả bán online của sản phẩm trên thị trường và kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm đó.

Website 5: Kim tra mã vch hàng hóa vi ScandIT

Giao diện sử dụng của ScandIT vô cùng thân thiện và đơn giản với người dùng. Bạn chỉ cần gõ mã vạch hàng hóa cần tìm trên thanh “barcode search” là hệ thống sẽ tự động tìm kiếm và hiển thị tất cả các thông tin về hàng hóa mà bạn đang tìm kiếm. Bạn sẽ nắm được các thông tin về sản phẩm như tên, khối lượng, kích thước, ngày sản xuất,…

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tội mã vạch hàng hoá. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về tội mã vạch hàng hoá và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin