Mã hs xe nâng

Ngày nay, xe nâng đươc xem là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với ngành công nghiệp, sản xuất và logistics. Với nhiều tính năng tiện ích khác nhau, xe nâng được sử dụng ở các bến bãi, nhà kho, xưởng sản xuất, khu vực xuất nhập hàng, … Tùy theo mục đích sử dụng, xe nâng giúp di chuyển và nâng hạ hàng hóa một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian, giảm sức người và tăng năng suất làm việc. Vậy xe nâng là gì, mã hs xe nâng và thủ tục nhập khẩu như thế nào? Bài viết sau đây về mã hs xe nâng của Công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp đầy đủ và toàn diện những thông tin giúp bạn hiểu hơn.

Xe nâng là gì?

Xe nâng hay nhiều người quen gọi là Forklift, là một thiết bị công nghiệp có khả năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Với nhiều dòng xe đa dạng, xe nâng có thể bốc xếp hàng hóa có tải trọng từ vài tấn đến vài chục tấn với chiều cao nâng lên đến hàng chục mét. Chúng giúp việc bốc xếp và kiểm tra hàng hóa trở nên linh động và dễ dàng hơn.

Cách phân loại xe nâng:

Xe nâng là dòng xe chuyên dụng. Chính vì vậy chúng được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, kích thước, tính năng và động cơ. Chính vì vậy người ta cũng chia xe nâng thành nhiều loại khác nhau. Tùy theo đặc điểm và tính năng mà người ta sẽ chia xe nâng thành nhiều nhóm. Cùng nhau tìm hiểu về các loại xe nâng này nhé.

Phân loại theo cách vận hành: Cách phân loại xe nâng đầu tiên của xe nâng là phân loại theo phương thức vận hành. Người ta chia xe nâng vào 3 nhóm gồm: Xe nâng tay; Xe nâng điện có người lái; Xe nâng di chuyển kết hợp nâng hạ hàng hóa; Xe nâng tầm thấp; Xe nâng tầm cao; Xe nâng; Xe nâng cân bằng; Xe nâng, chọn hàng; Xe kéo.

Phân loại theo cách điều khiển: Cách phân loại theo cách thức điều khiển của xe nâng bao gồm các nhóm: Xe nâng đứng lái; Xe nâng ngồi lái; Xe nâng tay

Phân loại theo nhiên liệu sử dụng: Phân loại theo nhiên liệu xử dụng hay phân loại theo động cơ, lúc này xe nâng được phân làm 3 nhóm chính: Xe nâng dầu; Xe nâng điện; Xe nâng gas, LPG

Phân loại theo khối lượng: Người ta chủ yếu phân loại xe nâng điện theo khối lượng. Theo cách phân loại này người ta chia xe nâng thành các nhóm như: Xe nâng 1 tấn, xe nâng 2 tấn,…. Xe nâng 30 tấn.

Cấu tạo của xe nâng:

Về bộ phận nâng hạ: 

Càng nâng hạ là bộ phận được thiết kế với hình dạng chữ L, chúng được ghép với nhau thông qua giá nâng làm nhiệm vụ đỡ hàng hóa cần nâng hạ

Giá nâng là bộ phận được thiết kế với hình dạng chữ nhật, bộ phận này có tác dụng kết nối càng nâng hoặc bộ công tác với khung nâng

Khung nâng gồm 2 hoặc 3 trụ nâng thẳng đứng. Chúng được kết nối với xe nâng và các bộ phận thông qua pistong và hệ thống ròng rọc, xích. Khung nâng có tác dụng làm trụ đỡ cho giá nâng và càng nâng di lên xuống.

Xi lanh nâng là một bộ phận làm nhiệm vụ tạo ra chuyển động tịnh tiến. Chúng được thiết kế rỗng 1 đầu, nối với pistong, 1 đầu khác kết nối cố định với xe nâng.

Xi lanh nghiêng là bộ phận có cấu tạo tương tự như xi lanh nâng. Nhưng chúng làm được lắp nghiêng, tạo ra độ nghiêng cho khung nâng 12 độ về phía trước và 6 độ về phía sau

Về bộ phận di chuyển:

Động cơ sản sinh công suất, và năng lượng giúp xe hoạt động. Hiện nay có 2 loại động cơ chính là động cơ điện và động cơ đốt trong.

Bánh lái là hệ thống bánh có phía sau của xe nâng làm nhiệm vụ điều chỉnh hướng di chuyển của xe nâng

Bánh tải trọng nằm phía trước xe nâng với kích thước, và khả năng chịu tải lớn, có chức năng gánh mọi sức nặng từ hàng hóa đè xuống

Về bộ phận điều khiển: 

Tay lái/ vô lăng được thiết kế trong cabin (với xe lớn) được kết nối với hệ thống lái giúp người dùng điều khiển xe nâng một cách dễ dàng

mã hs xe nâng
mã hs xe nâng

Ghế lái được thiết kế đa dạng nhằm nâng đỡ, và tạo cảm giác thoải mái cho người điều khiển

Về bộ phận đối trọng: là bộ phận quan trọng, tạo ra sự thăng bằng của xe khi di chuyển hoặc nâng hạ. Đối trọng xe nâng có thể thiết kế nằm riêng hoặc sử dụng bình nhiên liệu làm đối trọng.

Những lợi ích khi sử dụng xe nâng

Thứ nhất, Tiết kiệm sức lao động

Đây có thể được coi là lợi ích hàng đầu của xe nâng. Xe nâng giúp tiết kiệm rất nhiều sức lao động cho người làm việc. Nhờ xe nâng, con người có thể nâng hạ và vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ với 1 người và chiếc xe nâng có thể làm việc bằng 10 người bình thường, giúp tiết kiệm chi phí nhân công cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Đảm bảo an toàn lao động

Tại các doanh nghiệp, điều đáng quan tâm và lo lắng nhất trong quá trình làm việc đó chính là tai nạn lao động. Bắt nguồn từ việc phải khuôn vác những khối lượng hàng hóa nặng nề, có kích thước lớn, làm cản trở tầm nhìn, … tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động. Khi sử dụng xe nâng sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro lao động và đảm bảo mức độ an toàn cực kỳ cao.

Thư ba, Nâng cao hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian

Trước đây khi sử dụng sức người, với những hàng hóa có kích cỡ lớn và tải trong nặng, doanh nghiệp phải cần rất nhiều nhân công và làm việc trong thời gian dài. Ngày nay, với đa dạng các dòng xe nâng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, mọi việc được giải quyết dễ dàng. Xe nâng có thể vận chuyển mọi loại hàng hóa lên đến vài chục tấn, ra vào các lối đi hẹp, bốc dỡ hàng hóa trên kệ cao, … trong thời gian ngắn. Trung bình, với cùng số lượng hàng hóa, sử dụng xe nâng sẽ giúp tiết kiệm thời gian gấp 5 lần sức người. Ngoài ra, xe nâng có thể hoạt động liên tục và mọi lúc, đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.

Thứ tư, Tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp

Thay vì bỏ ra chi phí thuê nhân công, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí quản lý nhân sự, … đầu tư một chiếc xe nâng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ngoài ra, xe nâng sẽ giúp cơ giới hóa quá trình vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy mọi thứ diễn ra nhanh hơn, tăng năng suất làm việc và đạt hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý về nhập khẩu xe nâng

Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm.

Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016: quy định rằng những dòng nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng.

Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải

Phụ lục II, ND 69/2018 về Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu

Công văn số 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019 trả lời các vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có vướng mắc liên quan đến mặt hàng xe nâng.

Tư vấn mã hs xe nâng 

Trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, doanh nghiệp cần tra cứu chính xác mã HS code của dòng sản phẩm mà mình nhập khẩu. Dựa vào công suất, tính chất, cấu tạo và mục đích sử dụng, các mặt hàng sẽ được chia thành nhiều nhóm khác nhau ứng với các mã HS code riêng. Mỗi mã HS code sẽ được áp dụng chính sách thông quan và nghĩa vụ đóng thuế riêng biệt. Mà các doanh nhiệp nhập khẩu xe nâng khi khi làm thủ tục hải quan cần chú ý.

Mã hs xe nâng:

Nhóm 8427

84271000

HS code của xe tự hành có động cơ vận hành bằng motor điện

84272000

HS code của các loại xe tự hành khác

84279000

HS code của các dòng xe khác

84279090

HS code xe nâng tay

Về nghĩa vụ đóng thuế, căn cứ vào chính sách hiện hành, các mức thuế áp lên mặt hàng xe nâng này đó là:

Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%.

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%.

Lưu ý, khi làm Thủ tục nhập khẩu xe nâng đối nghĩ thuế suất áp dụng lên mặt hàng xe nâng nhập khẩu, cần xem xét rõ dòng xe của mình được nhập khẩu từ nước nào. Nếu nước đó đã kí hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì sẽ được áp thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với loại hàng hóa nhập khẩu này.

Thủ tục nhập khẩu xe nâng:

Bước 1: Làm thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu 

Cũng như những loại phương tiện khác, theo quy định hiện hành, sau khi doanh nghiệp nhập khẩu nhận được giấy báo từ hãng tàu, doanh nghiệp sẽ phải cử người đại diện tiến hành đăng kiểm, làm thủ tục đăng ký cho xe nâng máy. Hiện nay, để tiện lợi hơn trong việc làm hồ sơ, người đại diện doanh nghiệp có thể tiến hành hoàn tất thủ tục qua cổng thông tin một cửa quốc gia thay vì làm bàn giấy như ngày trước.

Sau khi nhận được bộ hồ sơ của doanh nghiệp, nếu như hồ sơ đầy đủ chứng từ và hợp lệ, cơ quan đăng kiểm sẽ có trách nhiệm cấp số vào giấy đăng ký. Người đại diện lên tờ khai sẽ nhập số đăng ký đó vào tờ khai điện tử hoặc đính kèm file giấy đăng ký xe nâng.

Bước 2: Tiến hành hải quan làm thủ tục nhập khẩu xe nâng

Sau khi người đại diện doanh nghiệp hoàn tất việc truyền tờ khai nhập khẩu xe nâng, việc tiếp theo chính là đưa hồ sơ xuống chi cục hải quan để làm thủ tục nhập khẩu tiếp theo. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giải phóng hàng về khi để bảo quản trong thời gian chờ đăng kiểm thì phải trình lên công văn xin được mang hàng về khi. Mẫu công văn này đã được nêu rõ trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Sau khi đưa được hàng về kho bảo quản, bên kiểm tra chất lượng chuyên ngành và đăng kiểm sẽ xuống tận nơi để kiểm tra. Lưu ý, nếu như lô hàng của bạn về bằng tàu hàng rời LCL thì để rút ngắn thời gian và quy trình nhập khẩu lô hàng, bạn có thể xin đăng kiểm ngay tại cảng. Như vậy sẽ thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Kết quả kiểm định sẽ có sau 1 tuần tính từ khi hồ sơ được xét. 

Sau khi nhận được kết quả kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp chỉ cần báo cho đơn vị hải quan, họ sẽ có trách nhiệm kiểm tra trên hệ thống và hoàn tất thủ tục nhập khẩu xe nâng, thông quan hàng hóa. 

Chính sách quản lý xe nâng nhập khẩu

Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục giao cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra mặt hàng xe nâng nhập khẩu có mã HS 84.27, kể cả những đối tượng hàng hóa có sự trùng lặp mà Bộ Công Thương đã loại ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.

Đây là thông báo của Bộ Giao thông vận tải gửi đến Tổng cục Hải quan để thống nhất việc kiểm tra chất lượng xe nâng nhập khẩu.

Trước đó, một số đơn vị hải quan tỉnh, thành phố đã phản ánh vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tra chất lượng mặt hàng xe nâng nhập khẩu. Theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT thay thế thông tư 39/2016/TT-BGTVT mặt hàng xe nâng có mã HS 84.27 thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải kiểm tra chất lượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã từ chối không kiểm tra chất lượng đối với một số mặt hàng xe nâng.

Để xử lý vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm rõ vướng mắc.

Lí giải về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện tại Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện kiểm tra an toàn chất lượng và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong sản xuất, lắp ráp và NK. Xe nâng nói chung là một trong các mặt hàng trong danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có mã HS là 84.27.

Trên thực tế, các loại xe nâng trong quá trình sử dụng đều có thể có nhu cầu tham gia giao thông (đối với loại có kết cấu có thể tham gia giao thông) để di chuyển giữa các địa điểm làm việc hoặc có tham gia vào các hoạt động logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải (ví dụ: Tham gia xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện tại các nhà ga, bến cảng, kho hàng…).

Giải thích về việc cơ quan đăng kiểm không thực hiện kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng xe nâng, Bộ Giao thông vận tải cho biết trước đây, do có việc quy định đối tượng có mã HS giống nhau, trùng lặp trong văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương nên đã có một số loại xe nâng đều do hai bộ thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Do có sự trùng lặp nên cơ quan đăng kiểm Bộ Giao thông đã chủ động không tiếp nhận kiểm tra các loại xe nâng nêu trên để tránh chồng chéo.

Tuy nhiên, tại các thông tư của Bộ Công Thương (gần đây nhất là Thông tư 33/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BCT) đã loại bỏ mặt hàng xe nâng ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.

Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa là mặt hàng xe máy chuyên dùng có mã số HS 8427 hiện đang được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục giao cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra hàng hóa xe nâng có mã HS 8427, kể cả những đối tượng hàng hóa có sự trùng lặp mà Bộ Công Thương đã loại ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.

Vậy với mặt hàng xe nâng có HS code 8427, doanh nghiệp cần làm đăng kiểm tại Cục Đăng Kiểm khi nhập khẩu. Đăng kiểm trên hệ thống 1 cửa.

Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng nhập khẩu xe nâng

Thứ nhất, Các thông tin trên chứng từ phải được thể hiện rõ ràng, bao gồm các thông tin dữ liệu về:

Nhãn hiệu (Trademark)

Kiểu loại (Model)

Số khung (Chassis no)

Số máy (Engine no)

Xuất xứ (Origin)

Hiện trạng: Máy mới (new)/ máy cũ (used).

Thứ hai, Lưu lại hình ảnh số khung số máy thực tế để đối chiếu, tránh sai sót khi đăng ký sai thông tin.

Thứ ba, Tài liệu kỹ thuật có thể hiện bản đồ nâng

Thứ tư, Thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm

Nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ, DN nhận được kết quả đăng ký trong 1 ngày làm việc

Hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận phản hồi lại trong 1 ngày làm việc

Thời gian kiểm tra thực tế xe trong 1 ngày làm việc

Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế xe nâng: không quá 15 ngày

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.

Thứ năm, Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu (Phụ lục II, ND 69/2018)

Thứ sáu, Xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về mã hs xe nâng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về mã hs xe nâng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin