Mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì việc mở hoặc đăng ký mã số hải quan là bước đầu tiên cho quá trình kinh doanh của mình. Vậy mã hs là gì? Có những cách tra mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu nào? Quy tắc tra mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những quy tắc nào? Bài viết sau đây của Công ty Luật Rong Ba sẽ trình bày cụ thể giúp hiểu rõ hơn. 

Mã hs là gì? 

Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System). Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.

Mẫu đơn đề nghị xác định trước mã số hải quan của hàng hóa (Mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu)

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/06/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC. Luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn đề nghị xác định trước mã số hải quan của hàng hóa (mã HS) theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

——-                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                               —————

Số:………./……..                                          …………, ngày ….. tháng ….. năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Về việc xác định trước mã số

Kính gửi:……………………..

A. T chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã s

1. Tên:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:

4. Fax:

5. Mã số thuế:

B. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số

6. Tên thương mại:

7. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng:

8. Ký, mã hiệu, chủng loại:

9. Nhà sản xuất:

C. Mô tả chi tiết hàng hóa đề nghị xác định trước mã số

10. Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:

11. Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:

12. Hàm lượng tính trên trọng lượng:

13. Thông số kỹ thuật:

14. Quy trình sản xuất:

15. Công dụng theo thiết kế:

16. Các thông tin khác về hàng hóa:

a) Trường hợp đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại tiết b điểm 4 Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 38/2018/TT-BTC

Có □ Không □

Trường hợp đánh dấu vào ô “có”, đề nghị nêu cụ thể mã s, s văn bản hướng dẫn, số văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra về việc đang thụ lý hồ sơ liên quan đến hàng hóa.

b) Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khu hàng hóa (nêu cụ thể thời điểm dự kiến xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa trên hợp đồng mua bán với nước ngoài theo quy định hiện hành của hàng hóa đề nghị xác định trước mã s do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước mã s trực tiếp thực hiện giao dịch)

D. Các tài liệu có liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước mã số

17. Mẫu hàng hóa:

Có □ Không □

18. a) Catalogued

b) Hình ảnh □

19. Tài liệu kỹ thuật

Có □ Không □

20. Chứng thư giám định đối với mẫu hàng đề nghị xác định trước mã số cần phải sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng.

Có □ Không □

21. Tài liệu có liên quan, ghi rõ loại tài liệu (nếu có)

Có □ Không □

Đ. Ý kiến của tổ chức, cá nhân về mã số đối với hàng hóa đề nghị xác định trước

22. Mã số đề nghị (theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam):

23. Cơ sở đề nghị:

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số) cam đoan:

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa cung cấp cho cơ quan Hải quan để thực hiện xác định trước mã số./.

E. Nội dung khác (nếu có):

T CHỨC, CÁ NHÂN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn tra mã hs hàng hoá xuất nhập khẩu

Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã HS thì phải làm hồ sơ để xin cấp mã HS code đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá không bị gián đoạn. 

Cách 1: Căn cứ vào chứng từ cũ

Để tra cứu mã Hs code chính xác nhất bạn bằng cách dựa vào bộ chứng từ cũ. Chi tiết hơn, là dựa vào tờ khai hải quan ra xem mã code trực tiếp trên đó.

Vì thông thường các công ty khi xuất nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan, trong tờ khai hải quan đều bắt buộc ghi rõ thông tin mã code của hàng hóa.

Cách 2: Tham khảo mã HS Code từ những người đã có kinh nghiệm làm về mặt hàng đó

Cách này khá hiệu quả và chính xác. Nếu bạn tra cứu trên Biểu thuế xuất nhập khẩu nhưng có quá nhiều kết quả và bạn không biết mặt hàng của bạn thuộc mã nào, thì cách tốt nhất là hỏi người có kinh nghiệm và đã từng xuất nhập khẩu mặt hàng đó.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi mã HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS Code của các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng cũng có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi.

Cách 3: Tra cứu Biểu thuế xuất nhập khẩu

Để tra cứu nhanh và hiệu quả, bạn nên dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách biểu thuế dạng in.

Cách tra cứu trên file excel. Trước hết, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), nhấn Ctr+F để search theo tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không.

Với những mặt hàng đơn giản và có mã đích danh, thì việc tra cứu theo cách trên sẽ rất đơn giản. Nhưng thường thì việc xác định mã HS Code lại phức tạp hơn. Search trong file có thể không tìm thấy kết quả hoặc cho nhiều kết quả không khả quan. Nếu cách này vẫn không hiệu quả với mặt hàng của bạn, bạn nên xem xét cách tra mã HS Code trực tuyến.

Cách 4: Tra mã HS Code trực tuyến

Dưới đây là cách tra cứu mã HS Code trên một số trang web chuyên ngành trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Tra mã HS Code qua trang Tổng cục hải quan – phần Tra cứu biểu thuế, hoặc các trang web của Cục hải quan của một số tỉnh thành.

Tra cứu trên website bieuthue.net

Ưu điểm của trang này là nguồn dữ liệu lớn, tra cứu nhanh và cho phép đánh dấu các mặt hàng cùng mã HS vào lịch sử cá nhân của mình. Dữ liệu phần biểu thuế được cập nhật liên tục khi có thay đổi về thuế suất.

Tra cứu trên website custom.gov.vn

Quy tắc tra mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu

Quy tắc 1: Chú giải chương và Tên định danh

Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa và chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương ko thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm. 

Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó, điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào. 

Quy tắc 2. Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2aSản phẩm chưa hoàn thiện

Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.

Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó. 

Việc lấp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lấp ráp.

Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.  

Quy tắc 2bHỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Chỉ áp dụng quy tắc này sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.

Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.

Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.

Ví dụ: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: cà phê, sữa, đường. Vậy hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê.

Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a

Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát. 

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã quy định cụ thể luôn là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”

Quy tắc 3b

Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau, phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.

Quy tắc 3c

Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu
mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu

Ví dụ: Ta có sản phẩm: “Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su”. Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 hay Nhóm 39.26 theo Qui tắc 3(a), và cũng không thể phân loại mặt hàng này theo Qui tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được phân loại vào Qui tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo Qui tắc này, mặt hàng trên sẽ được phân loại vào Nhóm 40.10.

Quy tắc 4Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04

Quy tắc 5Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự.

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Quy tắc 5b: Bao bì

Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton…). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Ví dụ : Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga. 

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Các loại thuế phí phải nộp 

Thuế nhập khẩu

Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.

Đối với hàng Đức nhập khẩu vào Việt Nam, có 2 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:

(i) Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo. 

(ii) Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU (trong đó có Đức), mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA. Theo quy định của EVFTA, hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định.

Để xác định mức thuế EVFTA Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Đức, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.

Thuế giá trị gia tăng

Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. 

Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.

Thuế bảo vệ môi trường

Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ: 

Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Đức bị áp các loại thuế này bởi Việt Nam.

Hiện nay trong quyển biểu thuế Xuất nhập khẩu khi tra được mã HS code chính xác của mặt hàng đó, bạn đã có thể xác định được mức thuế xuất của lô hàng và tiến hành tính thuế xuất – nhập khẩu.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin