Mã hs của quần áo bảo hộ

Trong các ngành công nghiệp hiện nay, có nhiều ngành luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm. Vì vậy, quần áo bảo hộ dành cho công nhân được coi là những thứ cực kỳ quan trọng đối với bản thân mỗi người lao động. Đối với những ngành nghề có sự riêng biệt, các lĩnh vực khác nhau mà đặc điểm của từng loại quần áo cũng khác nhau. Vậy quần áo bảo hộ là gì? Những quần áo bảo hộ nào được nhập khẩu? Mã hs của quần áo bảo hộ là gì? Có những cách nào để tra mã hs của quần áo bảo hộ. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật Rong Ba. 

Quần áo bảo hộ là gì?

Quần áo bảo hộ là một loại trang phục được thiết kế để dành riêng cho những người lao động đặc thù và chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tương đối nguy hiểm như hóa chất, xây dựng, cơ khí, hầm mỏ, vệ sinh môi trường, y tế…

Với mục đích nhằm hạn chế các tác động của bên ngoài, giảm thiểu tối đa tác dụng của các chất độc hại gây nguy hiểm đối với công nhân, những người đang làm việc và chính sức khỏe bản thân những người tiếp xúc thường xuyên với môi trường này.

Do đó quần áo bảo hộ là phần quan trọng và tất yếu, không thể thiếu để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng và thế hiện sự chăm chút, quan tâm cũng như chế độ đãi ngộ tuyệt vời của doanh nghiệp công ty đối với nhân viên của mình.

Nhập khẩu đồ bảo hộ lao động nào?

Một số đồ bảo hộ lao động phổ biến và không thể thiếu như: 

Quần áo bảo hộ lao động

Găng tay bảo hộ lao động

Giày bảo hộ lao động

Kính bảo hộ lao động

Nón bảo hộ lao động

Đây cũng là các mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu trong lĩnh vực bảo hộ lao động. Thông thường các sản phẩm này được nhập từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,..

Phân loại quần áo bảo hộ

Hiện tại, ngành sản xuất may mặc quần áo đồng phục bảo hộ lao động luôn luôn chú trọng đến ba dòng sản phẩm chính nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ tốt nhất cho các cơ sở và công ty đang có ý định may đồng phục bảo hộ cho những người lao động của mình, đó là: đồng phục công nhân, đồng phục bảo hộ lao động chống hóa chất và đồng phục bảo hộ chịu nhiệt.

Quần áo bảo hộ lao động dành cho công nhân

Các mẫu quần áo bảo hộ lao động dành cho công nhân là một trong những mẫu đồng phục vô cùng cơ bản và đơn giản. Chúng được sử dụng vô cùng thường xuyên; đặc biệt là trong những dây chuyền sản xuất mà công nhân không phải tiếp xúc với các loại chất hóa học độc hại; và họ cũng không phải chịu những tác động từ nhiệt độ cao hay điện nguy hiểm.

Với đặc điểm môi trường làm việc khá đơn giản và bình thường; loại quần áo bảo hộ này không yêu cầu khắt khe về mẫu mã và kiểu dáng. Chính vì vậy các nhà sản xuất quần áo đồng phục bảo hộ lao động; họ thường ưu tiên lựa chọn các chất liệu vải có sự nhẹ nhàng; ví dụ như kaki. Chất liệu vải này sẽ giúp mang lại cho người mặc cảm giác khá thoải mái và dễ chịu. 

Quần áo bảo hộ lao động có khả năng chống lại hóa chất

Quần áo bảo hộ này là dành cho những người làm việc trong những ngành sản xuất đặc thù. Họ phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất vô cùng độc hại. Chính vì vậy, loại quần áo bảo hộ này sẽ được chú trọng rất nhiều trong khâu lựa chọn các chất liệu vải.

Chất liệu vải được ưu tiên sử dụng phải đảm bảo và thỏa mãn được những tiêu chí vô cùng khắt khe. Những tiêu chí này có liên quan đến tính chống thấm cũng như chịu được những tác động vô hình từ các loại hóa chất độc hại.

Chính vì vậy, các loại quần áo bảo hộ này được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực làm việc có điêu kiện. Cụ thể, các quần áo bảo hộ này cần phải đảm bảo được tính dễ giặt là. Thông thường, các mẫu đồng phục này phơi khá lâu khô; lí do là vì chúng được cấu tạo chủ yếu từ những chất liệu ni lông và nhựa.

Đối với những loại đồng phục bảo hộ trong lao động có đặc tính chống hóa chất; bên cạnh những đặc tính riêng biệt giúp đảm bảo được sự an toàn cho người lao động; những mẫu quần áo này cũng cần phải tạo ra được sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Hơn nữa, các mẫu đồng phục này cũng phải tạo ra được sự tiện dụng và thuận lợi trong quá trình hoạt động và làm việc.

Các loại quần áo bảo hộ có khả năng chịu được nhiệt độ cao

Đây là mẫu quần áo bảo hộ dành riêng cho người lao động; những ai phải làm việc trong điều kiện môi trường thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khi đó, các nhà quản lý cần chọn cho những người lao động của mình các bộ đồng phục bảo hộ lao động chuẩn nhất. 

mã hs của quần áo bảo hộ
mã hs của quần áo bảo hộ

Những mẫu đồng phục này phải được sản xuất bằng chất liệu bạc mỏng. Chính cấu tạo này sẽ làm gia tăng được khả năng chịu nhiệt; cùng với đó là không dẫn nhiệt ra bên ngoài. Bên cạnh đó, các loại quần áo chuyên biệt này cần phải được sản xuất bằng chất liệu có độ dày ở mức vừa phải.

Điều này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tránh làm cho người lao động có cảm giác quá ngột ngạt khi làm việc. Khi đó chúng ta sẽ tránh được việc làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả trong quá trình lao động. 

Tùy theo từng tính chất công việc và nhu cầu sử dụng; các mẫu đồng phục bảo hộ sẽ được thiết kế một cách chuyên biệt. 

Mã HS code là gì? 

Mã HS là một loại mã được dùng để phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu để xác định được mức thuế doanh nghiệp cần chi trả trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.

Số mã này được cấp từ Tổ chức Hải quan thế giới phát hàng, vì hàng hoá luân chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Trong trường hợp mà mà bạn khai báo sai mã HS code thì sẽ phải tiến hành giải trình rất phức tạp như là chuẩn bị các giấy tờ liên quan như là tờ khai, hồ sơ, giấy xin hoàn thuế,…Khoảng thời gian này mất thời gian và có ảnh hưởng đến quá trình thông quan của bạn một cách tối đa.

Mã HS của quần áo bảo hộ 

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng. Theo các quy định hiện hành, căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của mặt hàng nhập khẩu để xác định mã HS của mặt hàng đó. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động có thể tham khảo mã HS của mặt hàng theo bảng sau:

STT

TÊN HÀNG HÓA

MÃ HS

QUẢN LÝ NHẬP KHẨU

1

Phương tiện bảo vệ đầu

Mũ an toàn công nghiệp

6506.10.20

6506.10.30

6506.10.90

Kiểm tra về chất lượng sau khi thông quan.

Căn cứ để kiểm tra dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định.

Cơ quan kiểm tra: Cục An toàn lao động.

2

Phương tiện bảo vệ mắt, mặt

Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ;

Kính hàn, mặt nạ hàn)

3926.90.42

9004.90.50

3

Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp

  • Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; 
  • Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc

9020.00.00

8421.39.90

6307.90.90

4

Phương tiện bảo vệ tay

Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất

3926.20.60

3926.20.90

3926.90.39

4015.19.00

4203.29.10

6116.10.90

6116.99.00

6216.00.10

6216.00.99

5

Phương tiện bảo vệ chân 

Giày chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất

Ủng cách điện

6401.10.00

6402.91.91

6402.91.99

6402.99.10

6402.99.90

6403.40.00

6403.91.10

6403.99.10

6

Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân

4205.00.20

6307.90.61

6307.90.69

Cách tra mã hs của quần áo bảo hộ

Cách 1. Theo bộ chứng từ cũ

Dựa vào bộ chứng từ cũ đã có mã HS Code rồi, đây là cách đơn giản, chính xác. Nhưng thực hiện tra mã HS Code theo phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, không được chuyên nghiệp.

Do vậy chỉ nên áp dụng cách tra mã này ở thời gian đầu vừa bắt đầu làm việc này. Không nên quá lạm dụng bởi có thể mã HS Code trong những tờ giấy cũ sẽ khác so với hiện tại.

Cách 2.Tham khảo mã HS, xin mã hs code từ những người đã từng làm về quần áo bảo hộ

Cách này hiệu quả và cũng rất chính xác. Nếu tra cứu trên biểu thuế XNK nhưng có quá nhiều kết quả và không biết mặt hàng thuộc mã nào thì cách tốt nhất là hỏi người có kinh nghiệm và đã từng xuất nhập khẩu mặt hàng đó.

Những người làm dịch vụ hải quan, thì có đồng nghiệp, bạn bè trong nghề ở công ty khác để hỏi. Ngoài ra khi gặp những mặt hàng mới mà khó tra cứu, bạn nên tìm hỏi bạn bè cùng nghề. Tất nhiên là thỉnh thoảng cũng sẽ có người trong nghề hỏi bạn về mã HS của một số mặt hàng, khi đó bạn cũng nên sẵn sàng trả lời và gửi cho họ mã HS để họ tham khảo. Cách này dễ, nhanh, và khá hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi có chừng mực để tránh việc làm phiền người khác.

Ngoài ra, có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên.

Cách 3. Tra cứu Biểu thuế xuất nhập khẩu

Để tra cứu nhanh và hiệu quả, nên dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách biểu thuế dạng in.

Cách tra cứu trên file excel trong link 

Trước hết, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), nhấn Ctr+F để search theo tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không. Nếu có, thì bạn quả là may mắn, việc tra cứu hoàn tất.

Cách 4.Tra mã HS code

Đây là cách tra cứu HS code trên một số trang web chuyên ngành trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.

Chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn một số trang khá thông dụng, mà tôi vẫn hay sử dụng khi tra mã HS code: khả năng thanh toán tức thời.

Trang Tổng cục hải quan – phần Tra cứu biểu thuế, hoặc các trang web của Cục hải quan một số tỉnh thành. Thực chất, đây chính là dữ liệu Biểu thuế suất. Chỉ khác là thay vì sách, hay file mềm, thì ở đây là trên website mà thôi. Cách tra cứu tương tự như bạn tra cứu từ quyển sách Biểu thuế Xuất nhập khẩu và căn cứ vào 6 quy tắc tra mã HS code

Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu đồ bảo hộ lao động

Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục đồ bảo hộ lao động thuộc sự quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó khi nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan nhập khẩu.

Theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

Hợp đồng.

Hóa đơn.

Phiếu đóng gói (Packing list.)

Vận đơn.

Chứng nhận chất lượng (CQ)

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)

Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)

Test report.

Các chứng từ khác (nếu có)

Quy trình thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động

Doanh nghiệp nhập hàng về cảng tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan và nhận hàng

Bước 4: Mang mẫu đi thử nghiệm

Bước 5: Kết quả đạt chất lượng nhập khẩu → Công bố hợp quy.

Bước 6: Nộp kết quả công bố hợp quy cho Cơ quan kiểm tra – Cục An toàn lao động.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về mã hs của quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về mã hs của quần áo bảo hộ và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin