Lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1

Lý lịch tư pháp gồm lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2. Mỗi loại sẽ cấp cho đối tượng khác nhau và yêu cầu cụ thể riêng. Vậy lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là gì? Khác nhau như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về Lý lịch tư pháp số 2 khác gì với số 1, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Có 02 loại phiếu Lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu Lý lịch tư pháp số 2, mỗi loại lại phục vụ các mục đích khác nhau, cung cấp một số thông tin khác nhau. Nên bất kỳ ai muốn xin cấp lý lịch tư pháp đều phải xác định được loại phiếu mình cần xin.

Quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1

Lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Là phiếu ghi các án tích chưa được xoá và không ghi các án tích đã được xoá. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Là phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2

Về đối tượng được cấp

Theo Điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định đối tượng được cấp Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1:

* Cấp cho cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây:

+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2:

* Cấp cho:

+ Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 

+ Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1
lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1

Về mục đích cấp Phiếu lý lịch tư pháp

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, làm hồ sơ xin việc, giấy phép lao động, hoạt động đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,…

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử,…

Nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp

* Theo quy định tại Điều 42 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 1 có các nội dung sau:

– Thông tin về người được cấp;

– Thông tin về tình trạng án tích. Trong phần này,  Lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi rõ ràng như sau:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. Tức là đây là thông tin không bắt buộc trên Phiếu Lý lịch tư pháp số 1.

* Theo quy định tại Điều 43 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 2 ghi các nội dung sau:

– Thông tin về người được cấp;

– Thông tin về tình trạng án tích, trong phần này, Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi rõ:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

– Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là thông tin bắt buộc và người yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2 không có quyền chọn có ghi thông tin này hay không.  

Ủy quyền thực hiện xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Được phép ủy quyền.

Theo khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: phiếu lý lịch tư pháp số 2 thể hiện đầy đủ các án tích, bao gồm cả những án tích đã xóa nên nhằm bảo đảm nguyên tắc tộn trọng và bảo đảm quyền của cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được thực hiện ủy quyền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, người có yêu cầu phải trực tiếp thực hiện thủ tục này. 

– Phiếu lý lịch tư pháp nói chung là phiếu ghi nhận các án tích, quyết định xử phạt của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án. Đồng thời, phiếu lý lịch tư pháp còn thể hiện quyền quản lý, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã của cá nhân đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án tuyên bố phá sản.  

Dưới đây là  thông tin mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 và mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2. Dựa vào mẫu này, bạn có thể phần nào nắm được điểm khác nhau của 2 loại phiếu.

Về nội dung trên mỗi Phiếu lý lịch tư pháp

Theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp quy định nội dung trên mỗi Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

 

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thông tin chung

Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp

Tình trạng án tích

– Đối với người không bị kết án: Ghi là “không có án tích”.

Lưu ý: Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.

– Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp: Ghi “không có án tích”.

– Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”

– Đối với người không bị kết án: Ghi là “không có án tích”.

– Đối với người đã bị kết án: Ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Lưu ý: Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

 

Mức thu phí cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu số 2

Căn cứ Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC được hướng dẫn bởi Mục 1 Công văn 44/TTLLTPQG-HCTH năm 2017 thì mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là:

– 200.000 đồng/lần/người;

– Đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) là 100.000 đồng/lần/người.

– Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Đối với những trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong 01 lần (01 hồ sơ) yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp 02 loại Phiếu (Phiếu lý lịch tư pháp số 01 và Phiếu lý lịch tư pháp số 02) thì Sở Tư pháp cũng thực hiện mức thu nêu trên.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung lý lịch tư pháp số 2 khác gì với số 1. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Xin cảm ơn !

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin