Lý lịch tư pháp số 1

Lý lịch tư pháp số 1 là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu tư pháp cấp. Có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp. Hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị toà án tuyên bố phá sản. Hãy cùng luật Rong Ba tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý của mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

– Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

– Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

– Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định lý lịch tư pháp như sau:

– Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản lý lịch tư pháp dùng để chứng minh một người có bị phạm tội hay không hoặc có bị hạn chế quyền hạn do Tòa án quy định hay không.

Có mấy loại lý lịch tư pháp?

Căn cứ Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có hai loại phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

* Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Tình trạng án tích:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

* Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

– Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Tình trạng án tích:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

– Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, dựa theo quy định pháp luật lý lịch tư pháp được chia làm 2 loại và được quy định cấp cho từng loại chủ thể khác nhau.

lý lịch tư pháp số 1
lý lịch tư pháp số 1

Nội dung thông tin thể hiện trong mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Họ tên

– Giới tính

– Ngày tháng năm sinh

– Nơi sinh

– Quốc tịch

– Nơi thường trú

– Nơi tạm trú

– Số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ ngày cấp/ nơi cấp

– Tình trạng án tích (bảng ghi rõ bản án, thời gian, tội danh, hình phạt, hình phạt bổ sung…)

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (số quyết định, thời gian, chức vụ bị cấp đảm nhiệm, thời hạn…)

– Tổng số trang phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Phần cuối là chữ ký, họ tên người lập phiếu và chữ ký, họ tên của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp cùng con dấu.

Lưu ý kiểm tra thông tin trên phiếu lý lịch tư pháp số 1

Bạn cần kiểm tra các thông tin tại phần xác nhận để xem thông tin trên mẫu đã chính xác hay chưa, bao gồm:

– Thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi tạm trú/ thường trú…)

– Tình trạng án tích

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ…

– Dấu hiệu pháp lý của người lập phiếu và cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Việc kiểm tra thông tin này rất quan trọng, bởi nếu bạn phát hiện có sự sai sót nào đó thì có thể yêu cầu điều chỉnh ngay lập tức.

Làm lý lịch tư pháp số 1 cần những gì?

Để xin được phiếu lý lịch tư pháp số 1, thì người xin cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

Hình thức xin

Hồ sơ

Tự xin trực tiếp

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP);
  • Bản sao công chứng hộ chiếu;
  • Bản sao công chứng Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam);

Ủy quyền để xin

  • Tờ khai yêu cầu cấp Lý lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
  • Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Pháp luật (người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ).
  • Bản sao công chứng CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

Xin LLTP online

  • Bản in Tờ khai xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam được điền theo hướng dẫn tại đây.
  • Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký tạm trú (nếu đang ở Việt Nam);
  • Biên lại nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện,
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP);

Lưu ý

  • Đối với việc ủy quyền thì chỉ cho phép người nước ngoài được ủy quyền xin phiếu LLTP số 1.
  • Còn đối với việc làm online thì hồ sơ cần phải gửi tới cơ quan chức năng  trong vòng 5 ngày kể từ ngày nộp tờ khai online

Lý lịch tư pháp số 1 làm ở đâu?

Tại Điều 44 của Luật lý lịch tư pháp có quy định rõ về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp tại:

Sở tư pháp Quốc gia

  • Hà Nội: 1B Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội;
  • HCM: 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đà Nẵng: 16 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
  • ….

Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia

  • Địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 04.62739492
  • Fax: 04.62739495
  • Thư điện tử: ttlltp@moj.gov.vn

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 1

Việc xin Phiếu lý tư pháp số 1 không phải là chuyện đơn giản, nhưng nó cũng không quá phức tạp. Đối với các trường hợp người nước ngoài muốn xin LLTP thì sẽ bất cập hơn đối với công dân Việt Nam.

Việc tự xin LLTP tại cơ quan có thẩm quyền rất khó nếu như bạn không am hiểu về các quy định luật pháp. Bởi thủ tục hành chính có nhiều sự thay đổi để phù hợp trong từng thời điểm.

Để đơn giản hóa thì bạn có thể sử dụng dịch vụ Xin phiếu lý lịch tư pháp tại Công ty Luật Rong Ba:

  • Gửi thông tin  cá nhân và scan hộ chiếu tới Luật Rong Ba;
  • Xử lý hồ sơ, khai thông tin và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện các yêu cầu dịch vụ và trả kết quả.

Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý các yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, Luật Rong Ba đã mang đến cho Quý khách hàng những ưu điểm vượt trội:

  • Thời gian xử lý NHANH, 1 – 2 – 4 – 7 ngày làm việc
  • 100% ONLINE – trực tuyến
  • CHỈ cần gửi Scan/bản chụp hộ chiếu
  • KHÔNG cần công chứng/chứng thực hồ sơ
  • KHÔNG cần khai form
  • KHÔNG cần ủy quyền
  • KHÔNG cần trình diện
  • HOÀN TOÀN bảo mật
  • HỖ TRỢ dịch thuật công chứng
  • HỖ TRỢ hợp pháp hóa lãnh sự
  • TRẢ kết quả tận nhà

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến lý lịch tư pháp số 1. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về lý lịch tư pháp số 1. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng những quy định của pháp luật để giải quyết công việc hoặc các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn đời sống của mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin