Luật bảo hiểm xã hội 2019

Luật bảo hiểm xã hội 2019 quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Tư vấn Luật Rong Ba là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Luật Rong Ba có đội ngũ luật sư chuyên về Bảo hiểm của chúng tôi bao gồm những luật sư Việt Nam có kinh nghiệm, có bằng cấp và trình độ quốc tế, có sự hiểu biết thực tế về thị trường bảo hiểm Việt Nam và khung pháp lý

Cách tính lương, phụ cấp đóng BHXH theo quy định luật mới bảo hiểm xã hội 2019

Từ 01/1/2016, Luật BHXH chính thức có hiệu lực. Do đó, cách tính lương, phụ cấp đóng BHXH cũng có những điều chỉnh theo Luật mới.

1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014.

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tácxã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 đã mở rộng đối tượng:

Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không cần điều kiện trước đó đã đóng BHXH nhưng chưa hưởng BHXH một lần;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (cán bộ không chuyên trách cấp xã) tham gia BHXH bắt buộc, đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2016;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018; N

gười lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ (thực hiện từ ngày 01/01/2018; hiện nay chưa có hướng dẫn).

2.Đối tượng tham gia BH thất nghiệp

Quy định tại Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 năm 2013

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Do đó Đối tượng tham gia BH thất nghiệp bao gồm:

Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên;

Người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc (HĐLV) không xác định thời hạn, hoặc xác định thời hạn (tập trung trong các đơn vị sự nghiệp công lập);

Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương (Khoản 2 Điều 2 Nghị định só 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BH thất nghiệp).

Đối tượng tham gia BH thất nghiệp theo quy định mới đã mở rộng hơn là hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trong tất cả các đơn vị sử dụng lao động.

luật bảo hiểm xã hội 2019
luật bảo hiểm xã hội 2019

3.Mức đóng BHXH Theo quy định tại luật bảo hiểm xã hội 2019

3.1 Mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại luật bảo hiểm xã hội năm 2019:

Bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo luật bảo hiểm 2019 cụ thể:

 Tổng mức đóng BHXH bắt buộc (cả 5 chế độ) hiện nay là 26% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ

HT

ÔĐ

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Trong đó: Người lao động đóng bằng 10,5%; người sử dụng lao động đóng bằng 21,5%

Đối với người lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ

HT

ÔĐ

3%

0.5%

3%

1.5%

6.5%

1.5%

Tổng cộng 8%

Trong đó: Người lao động đóng bằng 6.5%; người sử dụng lao động đóng bằng 1.5%

Phương thức đóng BHXH theo quy định tại luật bảo hiểm mới 2019

Căn cứ vào luật hưởng bảo hiểm xã hội 2019 thì Phương thức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp thực hiện hằng tháng.

Riêng người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì có thể đóng theo phương thức hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Phương thức đóng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ  chỉ đóng BHXH bắt buộc:

3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ vào luat bao hiem 2019 Phương thức đóng BHXH tự nguyện:

Luật mới bảo hiểm xã hội 2019 sẽ có phương thức đóng Hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng, thời gian đóng tối đa là 05 năm (60 tháng);

Hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng, chỉ áp dụng với đối tượng đã đủ tuổi đời (nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên) còn thiếu tối đa không quá 10 năm (120 tháng) thì đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu.

Thay đổi quan trọng về chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định luật bảo hiểm xã hội năm 2019

Luat huong bao hiem xa hoi nam 2019 thay đổi về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) căn cứ vào tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều do mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/01/2020, và mức lương cơ sở được điều chỉnh từ ngày 01/7/2020.

– Mức lương đóng BHXH tối thiểu: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

– Căn cứ luật bhxh mới 2019 thì mức lương đóng BHXH tối đa: Bằng 20 lần mức lương cơ sở. 

Luật mới về bảo hiểm xã hội 2019 thay đổi liên quan đến chế độ hưu trí

Thay đổi độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

– Từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

– Từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở đi.

Thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng đối với lao động nam

Theo điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội, luat lanh bao hiem xa hoi 2019:

3 thay đổi quan trọng về chính sách bảo hiểm xã hội từ năm 2020.

Căn cứ vào luật bảo hiểm xã hội 2019 thì ta có thể thấy:

Thay đổi về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) căn cứ vào tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều do mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/01/2020, và mức lương cơ sở được điều chỉnh từ ngày 01/7/2020.

– Mức lương đóng BHXH tối thiểu: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

– Mức lương đóng BHXH tối đa: Bằng 20 lần mức lương cơ sở. 

Thay đổi liên quan đến chế độ hưu trí

Thay đổi độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, luật bảo hiểm 2019:

– Từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

– Từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở đi.

Thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng đối với lao động nam

Theo điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội, luật mới bảo hiểm xã hội 2019:

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo xã hội. Trong đó, với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì được tính là 18 năm (nếu nghỉ vào năm 2018 được tính là 16 năm, năm 2019 được tính là 17 năm).

Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu năm 2020 không có gì thay đổi so với hiện nay.

Thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Theo điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, luật đóng bảo hiểm xã hội 2019:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này, nếu tham gia BHXH từ năm 2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Căn cứ vào luật bảo hiểm mới 2019 thay đổi về các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội 

Từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở tăng lên 1,600,000 đồng/tháng thay vì 1,490,000 đồng/tháng như trước đó. Do vậy, nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng đồng loại tăng theo. Người tham gia bảo hiểm cũng vì thế mà hưởng lợi. 

Điển hình là một số khoản phụ cấp sau:

Trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.

Như vậy:

Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng.

Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 2 x 1,6 triệu đồng = 3,2 triệu đồng (tăng 220.000 đồng).

Mức trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh, sau khi nghỉ ốm đau 

Điều 29, 41 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản được hưởng trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.

Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày (tăng 33.000 đồng/ngày). 

Mức trợ cấp mai táng

Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 10 x 1,49 triệu đồng = 14,9 triệu đồng.

Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 10 x 1,6 triệu đồng = 16 triệu đồng (tăng 1,1 triệu đồng).

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin