Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đất nước ta đang trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi xâm phạm quyền sở hữu phổ biến. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật Rong Ba để hiểu rõ hơn về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Khái quát chung về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản?

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (hay Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản) là hành vi cố ý trực tiếp lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 triệu đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỳ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng quy định tại Mục 1 Chương XIII của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, do người có chức vụ, quyền hạn và đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện.

Đây là loại tội phạm xảy ra rất phổ biến hiện nay trong xã hội, nhưng quan điểm xử lý của cơ quan tiến hành tố tụng mỗi địa phương lại rất khác nhau, ngay đối với các thành viên trong Ban soạn thảo BLHS 2015 cũng có nhiều ý kiến trái chiều, nên lúc đầu Điều 175 đã bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” ra khỏi cấu thành tội phạm này. Sau khi BLHS 2015 được công bố, nhiều chuyên gia cho rằng, nhà làm luật bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” là không phù hợp với cuộc sống, nhiều người vay, mượn hàng tỷ đồng của người dân rồi bỏ trốn. Người bị mất tiền, bức xúc nên tổ chức người nhà hoặc thuê đầu gấu siết nợ, có trường hợp gây án mạng.

Theo quy định tại Điều 355 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau:

Khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội phạm này là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền, có thể dẫn đến chính thể bị sụp đổ.

Mặt khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hành vi khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hành vi khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi song song là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau:

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ: đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa, cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị đe dọa vì sợ gây thiệt hại nên phải để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ: đây là trường hợp người phạm tội vượt quá chức vụ, quyền hạn của mình đưa ra những thông tin không đúng sự thực với người khác về việc giao tài sản và chiếm đoạt tài sản trên cơ sở người bị lừa dối tin và giao tài sản.

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác được giao cho người phạm tội trên cơ sở tín nhiệm: đây là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn được người khác tín nhiệm giao tài sản nhưng đã lạm dụng sự tín nhiệm đó và chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trong trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên.

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trong trường hợp giá trị tài bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng nhưng người phạm tội:

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ, quyền hạn, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm. Điểm đặc biệt của chủ thể tội phạm này là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới chiếm đoạt được tài sản của người khác. Người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.

Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý trực tiếp, tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt

Hình phạt đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Về tình tiết tăng nặng

Có tổ chức;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Về hình phạt

Hình phạt chính:

Khung cơ bàn có mức phạt tù từ một năm đến sáu năm.

Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm đối với trường hợp thuộc một trong các tình tiết tăng nặng sau:

Có tổ chức;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm đối với trường hợp thuộc một trong các tình tiết tăng nặng sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp thuộc một trong các tình tiết tăng nặng sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin