Lập vi bằng tại Bà Rịa Vũng Tàu

lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu

Ngày nay, vi bằng đã trở nên khá phổ biến. Việc lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi là một trong những cách thức được nhiều người sử dụng để có được văn bản mang giá trị chứng cứ khi tham gia các giao dịch.

Tuy nhiên, một số người không hiểu rõ thế nào là vi bằng và thế nào là công chứng, dẫn đến hiểu sai ý nghĩa của vi bằng và thiết lập những giao dịch không đúng quy định của pháp luật.  

Vậy phân biệt việc công chứng và lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau:

 “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Dựa trên khái niệm này thì không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại.

Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng.

Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu
lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu

Phân biệt văn bản công chứng và lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu

Tiêu chí

Vi bằng

Văn bản công chứng

Khái niệm và căn cứ

Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Luật Công chứng 2014

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Chủ thể lập

Thừa phát lại

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại như sau:

– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Công chứng viên

Công chứng viên cần đáp ứng tiêu chuẩn:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Nội dung

Ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng.

Chứng nhận và bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc các trường hợp luật định

Giá trị pháp lý

Giá trị chứng cứ 

Giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Giá trị chứng cứ và thi hành

– Có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Hậu quả pháp lý

Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch. Vi bằng chỉ là sự ghi nhận những sự kiện, hành vi, tuyên bố, cam kết, thỏa thuận, xác nhận sự kiện có thật. Hành vi của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng, tương ứng với những quy định của pháp luật có liên quan mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và họ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành đối với các bên, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu, pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Lưu trữ

– 1 bản tại Sở Tư pháp;

– 1 bản cho người yêu cầu;

– 1 bản tại Văn phòng Thừa phát lại

Lưu trữ tại Văn phòng công chứng và các bên có liên quan

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Tòa án

 Tòa án

Thủ tục lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu

Theo quy định của nghị định mới nhất là nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì thủ tục lập vi bằng chỉ được hướng dẫn từ bước Thừa phát lại trực tiếp lập vi bằng.

Do đó, để các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này chúng tôi sẽ đưa ra quá trình lập vi bằng từ khi một người tìm đến văn phòng Thừa phát lại tư vấn đến khi vi bằng được đăng ký xong.

Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này chúng tôi xin cung cấp trình tự thực hiện của các trường hợp nên lập vi bằng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng.

Trước khi đến các văn phòng Thừa phát lại để thực hiện lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:

Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu…..

Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản làm việc, hợp đồng….

Tùy từng loại vụ việc và yêu cầu của các bạn khi lập vi bằng mà các giấy tờ hoặc tài liệu cần cung cấp có thể thay đổi do đó để tiết kiệm thời gian đi lại các bạn nên chuẩn bị kỹ tài liệu trước khi đến văn phòng Thừa phát lại.

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.

Như chúng tôi đã phân tích ở phân trên bài viết thì không phải chủ thể nào cũng có thẩm quyền lập vi bằng hợp pháp.

Pháp luật nước ta hiện nay quy định việc lập vi bằng phải được thực hiện do người được bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn là Thừa phát lại.

Do đó, khi bạn muốn lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại đáng tin cậy. Bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ.

Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng.

Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập vi bằng thì một văn bản nên được lập ra để ghi lại cam kết kết của các bên là hợp đồng.

Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:

Thông tin các nhân của bên yêu cầu ( họ, tên; Số chứng minh thư; Địa chỉ; Thông tin liên hệ…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập vi bằng ( tên văn phòng; Địa chỉ; Người đại diện….).

Nội dung sự việc cần lập vi bằng.

Thời gian, địa điểm lập vi bằng.

Chi phí thực hiện lập vi bằng.

Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 4: Tiến hành lập vi bằng.

Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà vi bằng có thể được lập tại trụ sở của thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập vi bằng.

Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó phục vụ cho quá trình lập vi bằng một cách chính xác, khách quan.

Tại địa điểm lập vi bằng Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim…..

Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.

Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của vi bằng sẽ được gửi đến Sở tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày. Các bạn nên lưu ý vấn đề này vì nếu vi bằng không được đăng ký thì coi như chưa hợp pháp và dùng làm chứng cứ thì sẽ khó được tòa án chấp thuận.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về phân biệt công chứng và lập vi bằng tại bà rịa vũng tàu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Bà Rịa Vũng Tàu và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin