Làm thẻ căn cước

Từ năm 2021, Bộ Công an đã tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, từ 01/7/2021, thủ tục làm Căn cước công dân (CCCD) có thay đổi so với trước đó. Vậy làm thẻ căn cước được quy định như thế nào. Bài viết về quy trình làm căn cước công dân của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Quy định của pháp luật về làm thẻ căn cước

Thẻ căn cước công dân là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 thì Căn cước công dân được hiểu là:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về căn cước và các thông tin thể hiện trên thẻ; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21).

Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Công dân xin cấp CCCD gắn chip ở đâu?

Về nơi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:

Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59 có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp CCCD tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Khái quát quy trình làm căn cước công dân

Theo quy định thủ tục đổi CMND 9 số, CMND 12 số, thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip được thực hiện theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 40/2019/TT-BCA.

Cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

Theo quy định để thực hiện thủ tục đổi CMND, thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip, người dân khi đi làm thẻ cần mang theo các loại giấy tờ sau:

Thẻ CCCD mã vạch hoặc CMND đã được cấp.

Sổ hộ khẩu

Các giấy tờ hợp pháp xác nhận về việc có thay đổi thông tin công dân nếu sự thay đổi này chưa được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp bị mất thẻ CCCD và CMND đã được cấp, không thể trình lên khi làm thủ tục đổi thể thì người dân buộc phải người dân buộc phải có sổ hộ khẩu, các giấy tờ hợp pháp xác nhận về việc có thay đổi thông tin công dân nếu có. 

làm thẻ căn cước
làm thẻ căn cước

Nội dung làm thẻ căn cước

Các bước thực hiện đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chip

Để thực hiện đổi CMND, thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip, người có nhu cầu đổi cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân

Người dân đến tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc các địa điểm triển khai đổi thẻ CCCD theo quy định.

Người dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Sau khi điền xong tờ khai người dân nộp cho Cán bộ tiếp nhận. cán bộ tiếp nhận sẽ hồ sơ thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.

Trường hợp người thực hiện đổi thẻ có sự thay đổi về thông tin, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Cán bộ sẽ yêu cầu xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp người thực hiện đổi thẻ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. 

Chụp ảnh chân dung của công dân.

Bước 2: Đóng lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chip

Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định tại Thông tư 112/2020/TT-BTC và Thông tư 59/2019/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Từ ngày 1/1/2021-30/6/2021 lệ phí làm căn cước công dân được giảm 50% so với quy định.

Từ ngày 1/7/2021 lệ phí sẽ được tính về mức thu lệ phí thông thường theo quy định tại Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC. 

Lưu ý các trường hợp bị mất thẻ, làm lại thẻ, đổi thẻ CCCD gắn chip sẽ có phí cao hơn so với làm thẻ CCCD gắn chi lần đầu.

Bước 3: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip

Sau khi nộp phí làm thẻ xong, người làm thẻ sẽ được cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip. Trên giấy hẹn trả sẽ ghi rõ ngày tháng, địa điểm trả thẻ. 

Trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ CCCD qua đường chuyển phát nhanh đến địa chỉ theo yêu cầu: Tiến hành thu CCCD, cắt góc và trả lại sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp CCCD.

Trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ CCCD tại đơn vị cấp: Tiến hành thu hồi, cắt góc và trả lại CCCD khi trả thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Đối với CCCD bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy CCCD

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Người dân căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn đến nhận thẻ CCCD gắn chip mới. Nếu nhận tại địa điểm đăng ký theo yêu cầu thì thời gian nhận được sẽ có thể chậm hơn thời gian ghi trên giấy hẹn, tùy thuộc vào dịch vụ vận chuyển.

Thời gian cấp, đổi hay cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Thời gian quy định thực hiện để được câp căn cước công dân được quy định như sau:

  • Tính từ ngày người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy đinh thì thì tại các thành phố hay thị xã thì trong vòng bảy ngày nếu là làm thủ tục cấp mới lần đầu con đối với trường hợp yêu cầu cấp lại thì trong vòng 15 ngày làm việc không tính ngày nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền cấp phải trả thẻ cho người yêu cầu.
  • Trường hợp người yêu cầu cấp sống ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo giao thông đi lại khó khăn thì thời gian lam thủ tục cấp thẻ kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp phù hợp sẽ là 20 ngày. Còn những vùng còn lại thì không đực vượt quá 15 ngày làm việc. Thời gian cấp thẻ này có thể thay đổi để nhằm đảm bảo rút ngắn thủ tục hành chính, đỡ chi phí và thời gian đi lại của công dân cũng như đáp ứng được quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân.

Kinh nghiệm khi đi làm thẻ Căn cước công dân

Để nhanh chóng làm được thẻ Căn cước công dân và có ảnh thẻ đẹp, bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Mang đầy đủ giấy tờ, tránh để phải về lấy hoặc hẹn lần sau: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi); CMND/CCCD cũ; Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu); Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.

– Đến đúng giờ theo lịch hẹn.

– Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, buộc tóc, bỏ kính ra; chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện. Khi chụp ảnh hãy nhìn thẳng vào máy ảnh, không chớp mắt…

– Ngồi chờ và giữ trật tự để nghe gọi đến tên, số của mình để vào làm căn cước, tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn, gây mất trật tự…

Làm thẻ CCCD bao giờ thì được lấy?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

  • Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  • Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.

Thông tin được công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Hiện, cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND và CCCD chưa gắn chip để giao dịch bình thường.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về làm thẻ căn cước. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về quy trình làm căn cước công dân và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin