Kiểm tra huyết thống thai nhi

kiểm tra huyết thống thai nhi

Hiện nay có nhiều phương pháp để kiểm tra huyết thống thai nhi, hãy cùng Rong Ba Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kiểm tra huyết thống thai nhi trước sinh là gì?

Kiểm tra huyết thống thai nhi trước sinh, hay còn gọi là xét nghiệm ADN huyết thống cho thai nhi là cách xét nghiệm phân tích ADN huyết thống của thai nhi và người cha giả định, xác định mối quan hệ huyết thống. Khác với xét nghiệm ADN bình thường, việc lấy mẫu ADN thai nhi khó khăn hơn, cũng nguy hiểm hơn. Y học không ngừng phát triển để tìm ra phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm an toàn nhất cho mẹ và bé.

Hiện nay, xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi có thể thực hiện được từ tuần thai thứ 7 trở đi, với phương thức xét nghiệm dựa trên máu mẹ, hoặc muộn hơn với các phương pháp xâm lấn.

Xét nghiệm này khá phổ biến, với nhiều mục đích, lí do khác nhau. Như theo khảo sát tại Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thì có hai nguyên do phổ biến cần làm xét nghiệm ADN thai nhi là:

Tìm cha đẻ cho bào thai

Nếu người mẹ có quan hệ tình dục với từ 2 người đàn ông trở lên, và không xác định được cha đẻ của đứa con mình là ai thì việc xét nghiệm ADN thai nhi sẽ cho kết quả chính xác, vừa giúp giải tỏa thắc mắc, vừa giúp đứa trẻ có cha đẻ chăm sóc, đảm bảo cho cuộc sống tương lai.

Làm thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài

Trường hợp có thai với người quốc tịch nước ngoài mà muốn làm thủ tục bảo lãnh di dân cho mẹ thì cần thực hiện xét nghiệm Xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi kiểm tra mối quan hệ huyết thống cha con, lưu ý kết quả xét nghiệm cần thực hiện ở trung tâm xét nghiệm được đại sứ quán công nhận.

Xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi trường hợp này thường là yêu cầu của đại sứ quán các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,… 

Các phương pháp kiểm tra huyết thống thai nhi

Dựa vào cách thức thực hiện, có thể chia kiểm tra huyết thống thai nhi thành 2 nhóm phương pháp, bao gồm phương pháp xâm lấn và không xâm lấn.

Phương pháp xâm lấn

Phương pháp xét nghiệm xâm lấn sử dụng mẫu nước ối hoặc tế bào nhau thai để thực hiện phân tích. Trong trường hợp này, sản phụ cần có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa trong việc lấy mẫu xét nghiệm nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với thai nhi. 

Thường thì mẫu nước ối sẽ được sử dụng để làm xét nghiệm phổ biến hơn so với sinh thai gai nhau. 

Trong quá trình tái hấp thụ nước ối qua hệ tiêu hóa, dây rốn, da và màng ối của bào thai mà trong nước ối có chứa các tế bào ADN của thai nhi. Sau khi thu thập, mẫu nước ối sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để tiến hành tách chiết và phân tích qua nhiều công đoạn.

Đối với phương pháp xâm lấn này, thời gian thích hợp và an toàn để thực hiện là khi thai nhi đã phát triển đến 16 tuần tuổi. Tuy nhiên, bất kỳ sự xâm lấn nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định, cứ 500 thai phụ thực hiện phương pháp xâm lấn chọc ối hay sinh thiết nhau thai thì sẽ có 1 người gặp phải nguy cơ rò ối, nhiễm trùng tử cung, sinh non hay thậm chí sảy thai (tương đương tỷ lệ 0,2%).

Do đó trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm có xâm lấn nào, thai phụ và gia đình cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Ưu điểm:

– Tiết kiệm chi phí.

– Sử dụng các marker kiểm chứng dễ dàng.

– Thời gian nhận kết quả nhanh, từ 1 – 2 ngày.

Phương pháp không xâm lấn

Thay vì sử dụng phương pháp xâm lấn như kể trên thì các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên làm xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp không xâm lấn. Đối với phương pháp này, mẫu phân tích được sử dụng để xét nghiệm ADN là mẫu máu của người mẹ.

Lý giải cho điều này là bởi trong máu của người mẹ có tồn tại các ADN tự do của thai nhi (cff-DNA). Trên nhau thai của thai nhi có chứa các ADN, do đó khi các tế bào nhau thai chết đi sẽ giải phóng ADN vào máu của người mẹ.

Số lượng ADN của thai nhi thường chiếm khoảng 10% trong máu của người mẹ. Từ việc phân tích cff-DNA này và so sánh với trình tự gen của người cha nghi vấn sẽ giúp xác định được có hay không mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha nghi vấn. 

Do là phương pháp không xâm lấn nên có thể được thực hiện ngay từ khi thai nhi đủ 7 tuần tuổi, tuy nhiên tốt nhất nên làm vào tuần thai thứ 10. Kết quả phân tích ADN của thai nhi và của người cha giả định sẽ được đối chiếu với nhau để đưa ra kết luận cuối cùng. 

Ưu điểm:

– Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

– Độ chính xác cao, đạt tới 99,9%.

kiểm tra huyết thống thai nhi
kiểm tra huyết thống thai nhi

Nên chọn kiểm tra huyết thống thai nhi bằng phương pháp nào? 

Theo xu hướng phát triển của y học, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn dần trở thành phương pháp đầu tay, ưu tiên trong sàng lọc trước sinh thay thế cho chọc ối, sinh thiết rau thai truyền thống bởi:

Có tính chính xác cao: Với công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại, các ADN tự do của thai – cffADN được lọc ra khỏi máu mẹ dễ dàng. Tiếp sau đó, bằng công nghệ giải trình tự gen từ các nước tiên tiến đi đầu, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi này có chính xác tới 99,9%, không thua kém bất cứ một phương pháp xâm lấn nào.

An toàn: Chỉ với một mẫu máu nhỏ thay vì can thiệp siêu âm và chọc dò trước đây, xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là xu hướng của tương lai. An toàn cho mẹ và thai là mối quan tâm hàng đầu và các phương pháp can thiệp trước sinh đang và cố gắng tối ưu hóa điều này.

Được thực hiện từ sớm: 8 tuần thai là mốc các cffDNA trong máu mẹ có nồng độ ổn định, đủ để phát hiện và tách chiết với tỉ lệ thành công tới 99,9%. Phương pháp này cũng là phương pháp được làm sớm nhất, ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Cách kiểm tra huyết thống thời xưa

Thời xa xưa, khi người ta chưa phát hiện ra gen di truyền thì việc xác định quan hệ huyết thống được thực hiện khá “xơ xài”. Cụ thể, cách kiểm tra huyết thống thời xưa thường được thực hiện bằng các phương pháp sau:

Cách kiểm tra huyết thống thời xưa bằng nhỏ máu nhận thân

Phương pháp đầu tiên mà người xưa áp dụng để xác định quan hệ huyết thống là nhỏ máu nhận thân, cách kiểm tra quan hệ huyết thống này có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ xưa và độ chính xác rất thấp. Chính vì thế mà nó đã gây ra rất nhiều hiểu lầm không đáng có, thậm chí là đau lòng.

Để kiểm tra huyết thống bằng cách này, người ta sẽ chuẩn bị 1 thau nước, sau đó, lấy kim chích máu ở đầu ngón tay của người cha và con hoặc mẹ và con, rồi nhỏ máu của 2 người vào thau nước. Nếu 2 giọt máu hòa vào nhau, thì được xem là có quan hệ huyết thống, còn nếu 2 giọt máu không hòa vào nhau thì 2 người không có quan hệ huyết thống.

Ngày nay, phương pháp xác định quan hệ huyết thống này đã được chứng minh là không chính xác, bởi máu chỉ hòa vào nhau khi 2 người có cùng nhóm máu và nếu 2 người không cùng nhóm máu thì sẽ không hòa vào nhau. Hơn nữa, cha và con hay mẹ – con không phải lúc nào cũng có cùng nhóm máu.

Xác định huyết thống dựa vào màu mắt

Nếu phương Đông có phương pháp trích máu nhận thân thì phương Tây vào những năm 1800 lại có các xác định quan hệ huyết thống thông qua màu mắt. Nếu đứa trẻ có màu mắt giống với cha và mẹ thì chứng tỏ nó có quan hệ huyết thống với họ. Còn nếu đứa trẻ có màu mắt khác với màu mắt của mẹ và cha thì sẽ bị nghi ngờ không phải con của người cha.

Phương pháp này đã được chứng minh là sai lầm vào năm 1865 khi Gregor Mendel chứng minh màu sắc của mắt do nhiều yếu tố di truyền quyết định và nó không nhất định phải giống với màu mắt của bố hay mẹ.

Xác định quan hệ huyết thống dựa vào nhóm máu

Bước vào thế kỷ 20, tức là đầu những năm 1900, khi mà y học phát triển hơn thì người ta bắt đầu tiến hành xác định quan hệ huyết thống thông qua nhóm máu. Từ nhóm máu của cha và mẹ, người ta sẽ xác định nhóm máu của người con, từ đó xác định quan hệ huyết thống thông qua việc đối chiếu nhóm máu của người con với cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này chỉ đạt độ chính xác khoảng 30% chứ không chính xác hoàn toàn.

Xác định quan hệ huyết thống thông qua xét nghiệm huyết thanh

Vào năm 1930, khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu ra các loại protein có trong máu giúp nhận diện từng cá nhân riêng biệt thì người ta bắt đầu áp dụng phương pháp xét nghiệm huyết thanh để giám định quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ đạt độ chính xác khoảng 40%.

Chi phí kiểm tra huyết thống thai nhi

TT

 

NỘI DUNG

Đơn giá niêm yết

 

Cho 2 mẫu đầu

Đơn giá niêm yết mẫu thứ 3

 

1. Xét nghiệm ADN Cha Con Trước Sinh không xâm lấn (mẫu máu), 01 mẫu bố giả định và 01 mẫu máu mẹ

 

10 ngày làm việc

20,000,000

4,000,000

 

3-5 ngày làm việc

25,000,000

4,000,000

 

Thêm mẫu bố giả định thứ 2 trở đi

 

 

2

Xét nghiệm ADN Cha Con Trước Sinh xâm lấn (mẫu ối)

 

Bố giả định

 

1- 2 ngày

5,500,000

1,000,000

 

24h

7,000,000

1,200,000

Giá xét nghiệm ADN cao hay thấp phụ thuộc vào đâu?

Các xét nghiệm ADN huyết thống hiện nay thường phục vụ 2 nhu cầu chính: 

Cá nhân muốn biết sự thật về huyết thống của mình (mục đích dân sự)

Xét nghiệm ADN với mục đích làm giấy từ hành chính (mục đích hành chính và pháp lý)

Cùng thực hiện 1 loại xét nghiệm, nhưng để phục vụ cho mục đích hành chính và pháp lý sẽ đắt hơn so với mục đích dân sự khoảng 1.000.000đ. Bạn đọc lưu ý tuỳ vào mục đích xét nghiệm để chuẩn bị chi phí phù hợp.

Giá xét nghiệm ADN còn phụ thuộc vào loại mẫu bệnh phẩm mà bạn cung cấp cho trung tâm xét nghiệm.

Mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng sẽ có giá rẻ nhất vì dễ tách chiết.

Mẫu móng tay, móng chân, cuống rốn sẽ cao hơn khoảng 500.000đ.

Các mẫu đặc biệt như bàn chải đánh răng, đầu lọc thuốc lá, kẹo cao su,… sẽ có chi phí cao nhất, chênh lệch khoảng 2.000.000đ so với mẫu máu.

Bạn đọc lưu ý, giá xét nghiệm thông thường dành cho 2 mẫu bệnh phẩm, tức là chỉ xác định được quan hệ huyết thống giữa 2 người. Nếu có nhu cầu xét nghiệm thêm người thứ 3, chi phí sẽ tăng lên khoảng 1.000.000đ – 1.500.000đ.

Giá xét nghiệm sẽ cao hơn khi khách hàng có nhu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh. Các xét nghiệm ADN thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 ngày, tuy nhiên, nếu lấy kết quả luôn trong ngày sẽ đắt hơn khoảng 1.500.000đ.

Bảng giá trên dựa trên sự nghiên cứu mức thu nhập thực tế của người dân tại địa phương, vì vậy giá mà chúng tôi đưa ra là hợp lý nhất so với giá thị trường hiện nay. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi quý khách hàng hoàn toàn yên tâm vì sự hiệu quả và chính xác của kết quả xét nghiệm, đồng thời chúng tôi cũng đặt sự kỳ vọng và uy tín lên hàng đầu.

Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến kiểm tra huyết thống thai nhi, nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!