Khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự

Từng loại tội phạm sẽ có những khung hình phạt khác nhau tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tội nhận hối lộ thuộc nhóm tội phạm tham nhũng có mức phạt cao nhất lên đến từ 20 năm tù chung thân hoặc tử hình. Hãy cùng chúng tôi phân khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự để biết thêm chi tiết nhé!

Chủ thể của tội Nhận hối lộ

Chủ thể của tội nhận hối lộ là Người có chức vụ quyền hạn:

Có thể là người được giao thực hiện nhiệm vụ đó

Có thể là người không có khả năng thưc hiện được yêu cầu của người đưa hối lộ

Có thể là người có chức vụ quyền hạn trong doanh nghiêp tổ chức ngoài nhà nước

Có thể là những ng lm ctac quản lí được giao nhiệm vụ

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Nếu người có chức vụ, quyền phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn.

Mặt chủ quan của Tội nhận hối lộ

Lỗi của Tội nhận hối lộ

Cố ý trực tiếp, tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ.

Động cơ: Vụ lợi cá nhân

Mục đích của Tội nhận hối lộ

Mục đích là nhận hối lộ, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội không có ý định nhận của hối lộ thì dù họ có làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cũng không phải nhận hối lộ.

 Mặc dù điều luật quy định đã nhận hoặc sẽ nhận, nhưng không vì thế mà cho rằng ý định nhận hối lộ của người phạm tội có sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cho dù người phạm tội sẽ nhận của hối lộ sau khi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì người nhận hối lộ vẫn có ý định nhận của hối lộ trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Tội tham ô – nhận hối lộ khác nhau ở mục đích thực hiện hành vi.  

Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ

Để xem xét Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết hành vi và hậu quả của tội nhận hối lộ:

Hành vi của Tội nhận hối lộ (Phân tích chi tiết)

Hành vi của tội nhận hối lộ là bộ phận cấu thành Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ

Trước hết, cũng tương tự như tội tham ô tài sản, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình.

Nếu ở tội tham ô tài sản, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, thì ở tội nhận hối lộ người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. ( thủ đoạn giống nhau)

Của hối lộ :

Lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất ( những lợi ích tuy không có tính hữu hình và quy giá trị thành tiền nhưng có khả năng đê lại sự hài lòng thỏa mãn cho người nhận và do vậy có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện công việc)

Của hối lộ có thể trực tiếp dem lại lơi ich cho người nhận nhưng cũng có thể đem lại lợi ích cho tổ chức khác, người khác.

Nếu là nhận lợi ích phi vật chất  thì hành vi đưa hối lộ cấu thành TP không tính dén giá trị của hối lộ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận bát cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận bất cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ;

chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.

Tuy nhiên, người phạm tội  có việc lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn  thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ

Trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận bất cứ lợi ích nào

Trực tiếp nhận bất cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác như: A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng.

Qua trung gian để nhận nhận bất cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ hoặc người đưa hối lộ không trực tiếp đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ.

Qua trung gian không nhất thiết là chỉ qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ.

Trường hợp qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác, không nhất thiết người nhận hối lộ phải biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối lộ.

Tuy nhiên, người nhận hối lộ phải biết nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác là nhận của hối lộ, nếu có căn cứ xác định người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác nhưng không biết đó là của hối lộ thì người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác đó không bị coi là nhận hối lộ.

Tuy nhiên, hiện nay thủ đoạn nhận hối lộ diễn ra rất phức tạp, thường thì người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ mà để cho cho người thân của mình như: Bố, mẹ, vợ, chồng, con…nhận.

Có trường hợp người thân của người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác thông qua việc giao dịch mua bán tài sản như: Người đưa hối lộ mua tài sản của gia đình người nhận hối lộ với giá gấp 5 gấp 10 lần giá trị thật của tài sản đó.

Đã nhận nhận nhận bất cứ lợi ích nào Là trường hợp người nhận hối lộ đã nhận được tiền, tài sản hoặc lợi ích khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được chuyển vào tài khoản của mình ( Ngân hàng đã báo có)…

Sẽ nhận nhận bất cứ lợi ích nào là trường hợp người đưa hối lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích khác cho người nhận hối lộ nhưng chưa giao. Người nhận hối lộ và người đưa hối lộ mới thoả thuận với nhau về của hối lộ, nhưng chưa có việc giao nhận của hối lộ.

Để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Để làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là hành vi của người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó có lợi cho chính người đưa hối lộ như:  Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo;

Điều tra viên nhận hố lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm gam thành biệt pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Kiểm sát viên nhận hối lộ của bị can để ra quyết định đình chỉ điều tra; Thủ trưởng nhận hối lộ của cán bộ cấp dưới để tăng lương, bổ nhiệm, đề bạt họ;

Cán bộ của Bộ thương mại nhận hối lộ của doanh nghiệp để cấp “quata” xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp đó; Cán bộ của sở nhà đất hoặc của Uỷ ban nhân dân nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.v.v…

Tuy nhiên, để phân biệt dấu hiệu này với các dấu hiệu khác, thì chỉ cần xem người phạm tội làm một việc và việc đó đem lại lợi cho người đưa hối lộ hay người khác mà người đưa hối lộ quan tâm.

khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự
khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự

Nếu người nhận hối lộ làm một việc vì lợi ích của chính người đưa hối lộ thì thuộc trường hợp phạm tội  này, nếu người nhận hối lộ làm một việc lại vì lợi ích của người khác không phải của người đưa hối lộ thuộc trường hợp “để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”.

Để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó đem lại lợi ích cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm như:

Bố mẹ đưa hối lộ để xin học cho con; con đưa hối lộ chạy tội cho bố mẹ; vợ hoặc chồng đưa hối lộ để chạy tội cho chồng hoặc vợ; anh chị em đưa hối lộ để chạy tội cho nhau…Có khi người đưa hối lộ chỉ yêu cầu người nhận hối lộ thi hành nhanh một quyết định của cơ quan, tổ chức có lợi cho người mà người đưa hối lộ quan tâm.

Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là trường hợp vì đã nhận hối lộ nên người phạm tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ.

Ví dụ: Không thi hành lệnh bắt tạm giam, để người phạm tội bỏ trốn; không ra lệnh thi hành án phạt tù để người bị kêt án bỏ trốn hoặc hết thời hiệu thi hành án; không bắt người đang phá trại giam để bỏ trốn; không thi hành lệnh cưỡng chế giải phóng mặt bằng;

không lập biên bản vi phạm trong trường hợp bắt được hàng lậu, hàng cấm; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hoặc không kết án người có tội…  Khoa học luật hình sự coi trường hợp phạm tội này là không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật bắt người có chức vụ, quyền hạn phải làm.

Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp cũng tương tự như trường hợp không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ đem lại không phải cho người đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những người thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể chỉ là bạn bè của người đưa hối lộ.

Hậu quả của tội nhận hối lộ

Hậu quả là bộ phận cấu thành của Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ

Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm.

Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội nhận hối lộ là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Đối với tội nhận hối lộ, nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, giá trị của hối lộ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và nếu chưa nhận hối lộ hoặc đã nhận hối lộ nhưng giá trị của hối lộ dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm;

Mức hình phạt tại khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự

Có thể nói rằng mức hình phạt tại khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự là khung hình phạt tăng nặng của tội nhận hối lộ, cụ thể như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d)Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.”

Như vậy, đối với khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự tội nhận hối lộ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm dựa trên số tiền nhận hối lộ cũng như các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về khoản 2 điều 354 bộ luật hình sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin