Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1

Làm lý lịch tư pháp là thủ tục không khó nhưng sẽ rất phức tạp đối với các cá nhân chưa nắm rõ được cách làm và hồ sơ, thủ tục đăng ký. Bài viết dưới đây của Luật Rong Ba sẽ hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1 cho quý khách hàng cùng tham khảo. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết nhé!

 

Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là giấy xác nhận chứng minh cho một cá nhân có hay không có án tích do Sở tư pháp cấp. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại:

Phiếu Lý lịch tư pháp số 1: Là phiếu được cấp cho công dân sử dụng tại Việt Nam. Với Phiếu số 1, nếu có án tích nhưng đã xóa thì phiếu này sẽ không ghi án tích.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Là phiếu được cấp cho công dân Việt Nam có nhu cầu ra nước ngoài. hoặc bổ sung hồ sơ kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Với phiếu số 2, nếu có án tích thì vẫn sẽ ghi (dù đã được xóa).

Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1

Hồ sơ gồm Giấy tờ cần thiết để làm Lý lịch tư pháp gồm:

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

Bản sao Giấy CMND hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực.

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền (trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1). Lệ phí: 200.000 đồng/Phiếu

Riêng đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/1 lần/người.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp hơn 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.

Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp số 1.

Hồ sơ thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp bao gồm:

01 bản khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu có sẵn

01 bản sao công chứng CMND hoặc hộ chiếu

01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu hoặc là giấy xác nhận thường trú, tạm trú được cơ quan nhà nước xác nhận

Bạn cần lưu ý nên bổ sung lại phiếu lý lịch tư pháp cũ (bản photo hoặc bản chính đều được) để cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp dựa vào các thông tin sẵn có trên phiếu lý lịch tư pháp cũ, chỉ tiến hành tra cứu, xác minh thông tin của bạn từ thời điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp cũ đến thời điểm hiện tại. 

Điều này sẽ rút ngắn cho bạn được thời gian tra cứu, xác minh và sẽ trả kết quả cho bạn nhanh nhất.

Tất cả những giấy tờ này, nộp cho cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin phiếu lý lịch tư pháp.

Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Như vậy, nếu bạn đang ở Việt Nam thì bạn nộp hồ sơ trực tiếp ở Sở Tư pháp nơi đang cư trú. Trường hợp bạn là người đã từng ở Việt Nam nhưng muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp thì nộp hồ sơ trực tiếp ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (Địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739492; Fax: 04.62739495).

Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc cần nhanh lý lịch tư pháp để phục vụ cho công việc thì có thể sử dụng các dịch vụ làm lý lịch tư pháp nhanh của các đơn vị chuyên môn.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh là thủ tục giúp cho cá nhân không phải tốn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, những người không có thời gian thực hiện thủ tục này hay không muốn tự mình thực hiện để tranh rườm rà, phức tạp thì thường sẽ nhờ đến các dịch vụ làm lý lịch tư pháp nhanh.

Hiện nay có rất nhiều Công ty, Văn phòng, cá nhân nhận làm lý lịch tư pháp nhanh. Thời gian có thể từ 1-10 ngày với dịch vụ rất chuyên nghiệp.

hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1
hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1

Những trường hợp được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người thuộc hộ nghèo; người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp

Trình tự thực hiện:

Công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú. Trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

Thời gian làm phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 theo quy định

Sở Tư pháp tiến hành giải quyết và cấp phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

CÁCH ĐĂNG KÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRỰC TUYẾN (ONLINE)

Ngoài cách làm lý lịch tư pháp theo hình thức nộp trực tiếp, bạn có thể xin lý lịch tư pháp qua mạng. Luật Rong Ba sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước làm lý lịch tư pháp online như sau:

Tại trang đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp

Bước 1: Đăng nhập tại trang “Đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp”;

Bước 2: Chọn đối tượng nộp hồ sơ;

Bước 3: Chọn nơi thường trú/tạm trú;

Bước 4: Sau khi chọn dấu “>>”, bạn sẽ được chuyển đến trang đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến, theo nơi thường trú/tạm trú (bạn đã chọn tại bước 3);

Tại trang đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến của Sở Tư pháp, nơi thường trú/tạm trú (chẳng hạn: Sở Tư pháp TP. HCM, Sở Tư pháp Hà Nội, Sở Tư pháp Đà Nẵng…)

Bước 1: Chọn “Nhập tờ khai”; 

Bước 2: Sau khi nhập đầy đủ thông tin, bạn chọn “Tiếp tục”;

Bước 3: Kiểm tra thông tin đã nhập và chọn “Tiếp tục” (nếu không cần điều chỉnh, bổ sung);

Bước 4: In tờ khai và ký tên;

Bước 5: Lưu lại mã số được thông báo và chọn “Hoàn thành”;

Lưu ý: Sau khi hoàn thành thủ tục làm lý lịch tư pháp trực tuyến, bạn nộp hồ sơ bản giấy tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. 

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI LÀM LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì?

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp bao gồm: tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, bản sao CMND/CCCD của người được cấp lý lịch tư pháp, bản sao hộ khẩu/giấy xác nhận tạm trú/thường trú của người được cấp lý lịch tư pháp. 
Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp có phiếu số 1 và phiếu số 2. Tùy theo nhu cầu mà bạn đánh vào ô “Số 1” hoặc “Số 2” tại nội dung “Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp”.

Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được không?

2 cơ quan cấp lý lịch tư pháp quốc gia là Sở Tư pháp, nơi thường trú/tạm trú và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (quận Cầu Giấy, Hà Nội). 
Ví dụ: Bạn sống tại TP. HCM nhưng hộ khẩu tại Hà Nội, để thuận tiện nhất, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp TP. HCM hoặc nộp online tại trang Sở Tư pháp Hà Nội / Sở Tư pháp TP. HCM. 

Hướng dẫn cách xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Nộp trực tiếp – Các giấy tờ cần chuẩn bị: tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, bản sao hộ chiếu của người nước ngoài, bản sao giấy xác nhận thường trú/tạm trú của người nước ngoài. 

Bạn nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi cư trú (đối với người nước ngoài đang sống tại Việt Nam) hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (đối với người nước ngoài đang sống tại nước ngoài). 

Cách đăng ký lý lịch tư pháp online

Bạn vào trang Sở Tư pháp khu vực đăng ký thường trú/tạm trú, chẳng hạn Sở Tư pháp TP. HCM, Sở Tư pháp Hà Nội, Sở Tư pháp Bình Dương… hoặc vào trang đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp chọn “đối tượng nộp hồ sơ” và “nơi thường trú/tạm trú” để được chuyển đến trang Sở Tư pháp theo từng khu vực. Sau đó bạn nhập tờ khai (thể hiện trên màn hình chính) và làm các bước theo hướng dẫn.

Nơi đăng ký phiếu lý lịch tư pháp

Hiện tại, 2 cơ quan đủ thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp là Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp. Tùy vào mục đích xin cấp lý lịch tư pháp mà bạn nộp hồ sơ tại 1 trong 2 cơ quan trên. 

Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp của Luật Rong Ba, bạn ở khu vực nào thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp khu vực đó sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Có thể xin lý lịch tư pháp của người khác được không?

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1: Nếu người làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp không phải là người được cấp lý lịch tư pháp thì ngoài cha, mẹ, vợ, chồng, bạn phải làm ủy quyền.

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2: Không được thực hiện ủy quyền.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 1. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận sản phẩm hữu cơ, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin