Hợp đồng công chứng mua bán đất

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khi mua bán nhà đất thì các bên phải công chứng hợp đồng mua bán. Vậy hợp đồng công chứng mua bán đất có thể hiểu như thế nào? Theo pháp luật, hợp đồng công chứng mua bán đất có ý nghĩa gì? Bài viết về hợp đồng công chứng mua bán đất của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm hợp đồng công chứng mua bán đất

Hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đó là sự thỏa thuận giữa bên giao đất và bên nhận đất. Bên nhận sẽ phải trả tiền theo thỏa thuận cho bên chuyển nhượng theo quy định. Và để đảm bảo tính hợp pháp cũng như giá trị của hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động.

Bên chuyển nhượng:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất/nhà đất;

– Chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu bản gốc;

– Sổ hộ khẩu bản gốc;

– Hợp đồng ủy quyền mua bán ( nếu có );

Trong trường hợp vợ và chồng đồng sở hữu nhà/đất cần phải có đủ giấy tờ cá nhân của cả hai người và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu vợ, chồng cùng sở hữu tài sản đó nhưng đã ly hôn thì phải có thêm giấy chứng nhận ly hôn và giấy tờ chứng minh phân chia tài sản.

Bên nhận chuyển nhượng

– Chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu bản gốc;

– Nếu đã kết hôn thì cần cả giấy tờ cá nhân của vợ, chồng và giấy đăng kí hết kết hôn nếu 2 vợ chồng đồng sở hữu nhà đất;

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất;

– Hợp đồng ủy quyền mua bán ( nếu có )

Các bước tiến hành thực hiện hợp đồng công chứng mua bán đất

Để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất người mua và người bán cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị cho trụ sở hành nghề công chứng hợp pháp

Bước 2: Văn phòng công chứng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ của 2 bên mua và bán

Trong trường hợp giấy tờ của hai bên còn thiếu, công chứng viên sẽ yêu cầu bổ sung sau đó mới tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

Sau khi soạn thảo hợp đồng xong, hai bên sẽ phải kiểm tra lại thông tin và các điều khoản ghi trong hợp đồng, nếu có vấn điều khoản cần chỉnh sửa có thể yêu cầu công chứng viên chỉnh sửa, bổ sung. Nếu không có vấn đề hai bên tiến hành ký và điểm chỉ hợp đồng sau đó đưa lại cho công chứng viên.

Bước 3: Nộp lệ phí công chứng

Sau khi hoàn tất các thủ tục công chứng hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành đóng lệ phí công chứng và nhận lại bản hợp đồng gốc để tiến hành sang tên nhà đất tại cơ quan nhà đất.

Thông thường thời gian công chứng thường diễn ra trong khoảng 1 – 2h, nếu trường hợp công chứng hợp đồng mua bán nhà đất phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục thì thời gian có thể kéo dài từ 1-2 ngày.

Hồ sơ hợp đồng công chứng mua bán đất

Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 – Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

+ Hồ sơ đối với bên bán:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

– Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn).

– Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).

+ Hồ sơ đối với bên mua:

– Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.

Đối với phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng. Các bên có thể soạn thảo trước hợp đồng.

Như vậy khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên.

Những loại hợp đồng mua bán đất không cần công chứng

Công chứng mua bán nhà đất không bắt buộc trong mọi trường hợp.

Theo quy định tại điểm b – khoản 3 – Điều 167 – Luật Đất đai năm 2013 vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng nhà, đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực bao gồm:

– Hợp đồng cho thuê, cho thuê quyền sử dụng nhà, đất; hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Nếu rơi vào hai trường hợp trên, việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mua bán nhà đất sẽ được thực hiện nếu các bên có yêu cầu.

Phí công chứng hợp đồng công chứng mua bán đất

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 4 – Thông tư 257/2016/TT-BTC phí công chứng đối với hợp đồng mua bán nhà đất được tính như sau:

+ Chỉ có đất: phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

+ Đất có nhà ở, công trình xây dựng trên đất: phí công chứng tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

hợp đồng công chứng mua bán đất
hợp đồng công chứng mua bán đất

Công chứng hợp đồng mua bán đất ở đâu?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 có quy định:

“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì các bên công chứng tại phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất.

Một số vấn đề cần lưu ý hợp đồng công chứng mua bán đất

Phải công chứng hoặc chứng thực khi sang tên

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

– Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) đã cấp.

Ngoài ra, theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đất và nhà ở hoặc những tài sản khác gắn liền với đất) phải được công chứng hoặc chứng thực.

 Hợp đồng công chứng hoặc chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng trong hồ sơ khi sang tên nhà đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực.

Nghĩa là, hợp đồng được công chứng theo quy định pháp luật công chứng và hợp đồng được chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Được lựa chọn giữa công chứng và chứng thực

Khi chuyển nhượng nhà đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nội dung này được quy định rõ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Theo đó, tùy thuộc vào ý muốn, việc đi lại, phí thực hiện mà các bên lựa chọn sao cho phù hợp với trường hợp của mình (thông thường để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý thì các bên lựa chọn công chứng tại Văn phòng công chứng tư hoặc Phòng công chứng của Nhà nước).

Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất?

Mặc dù pháp luật cho phép các bên chuyển nhượng được phép lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng nhà đất nhưng nơi công chứng bị giới hạn theo phạm vi địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất.

Nói cách khác, khi chuyển nhượng nhà đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

“d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở”.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền quản lý trong phạm vi địa giới hành chính xã, phường, thị trấn địa phương mình (theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).

Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng/chứng thực?

Khi đất thuộc quyền sử dụng của cá nhân thì việc chuyển nhượng phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó; đối với trường hợp này thì việc công chứng do người sử dụng đất trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Riêng đất của hộ gia đình thì thực tế phát sinh nhiều trường hợp phức tạp.

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng đất của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, cụ thể:

“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hợp đồng công chứng mua bán đất. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hợp đồng công chứng mua bán đất và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin