Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh tồn tại dưới hình thức cá nhân hay hộ gia đình sau khi được cơ quan nhà nước cấp cho giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể gồm những giấy tờ gì? Thủ tục để đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần những bước nào và những lưu ý về đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;

– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;

– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;

– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động

 Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.

– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.

– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

STT

Tên tài liệu

1

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

2

Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

3

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

4

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

5

Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

“1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;

b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)”

Như vậy, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay với cơ chế “một cửa”, thủ tục đăng ký kinh doanh không phải nộp trực tiếp lên Phòng Tài – Kế hoạch mà nộp qua Bộ phận hành chính công (Bộ phận một cửa) của UBND cấp huyện.

Hồ sơ sẽ được chuyển từ Bộ phận hành chính công đến cơ quan chuyên môn là Phòng Tài chính – Kế hoạch để giải quyết.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

Bước 2: Xét tính hợp lệ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Nhận kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày ……tháng …… năm ……

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

 

Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch ……………

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …………………….. Giới tính: …….

Sinh ngày: …. /….. /…… Dân tộc: ………………… Quốc tịch: ……………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ……………………………

Ngày cấp: …… /….. /…… Nơi cấp: ………………………………………………….

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): ……….

Số giấy chứng thực cá nhân: …………………………………………………………

Ngày cấp: …… /….. /…….. Ngày hết hạn: ……. /…… /……. Nơi cấp: ………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………….

Xã/Phường/Thị trấn: …………………………………………………………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………….

Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………….

Xã/Phường/Thị trấn: …………………………………………………………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………….

Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………… Fax: ………………………

Email: ………………………………………………. Website: …………………

Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:

Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………….

Địa điểm kinh doanh:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………

Xã/Phường/Thị trấn: ………………………………………………………………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………….

Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………… Fax: ……………………………..

Email: ………………………………………………. Website: ………………………..

Ngành, nghề kinh doanh : ……………………… 

Vốn kinh doanh:

Tổng số (bằng số; VNĐ): ………………………………. 

Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm

Số lượng lao động: ……………………………………. 

Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:

– Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);

– Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.

ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)

Các giấy tờ gửi kèm:
-…………………………….

Chú ý:
– Hộ kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm;

– Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư;

– Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư.

Các lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

– Thứ nhất, chủ thể thành lập hộ kinh doanh bao gồm hai nhóm chủ thể sau:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam, trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

+ Hộ gia đình bao gồm nhiều cá nhân cùng làm chủ.

– Thứ hai, địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một địa điểm duy nhất

– Thứ ba, chỉ được sử dụng dưới mười lao động, nếu sử dụng trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

– Thứ tư, cá nhân hoặc hộ gia đình chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với hộ kinh doanh

– Thứ năm, cá nhân tham gia thành lập hoặc tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh thì bị những hạn chế sau đây: không được là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh, ngoại trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại nhất trí.

– Thứ sau, khi tiến hành nộp hồ sơ cần lưu ý vấn đề sau để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

+ Nộp đầy đủ các giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đính kèm các tài liệu khác trong bộ hồ sơ;

+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phải phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Nộp đủ lệ phí: 100.000 đồng/lần nộp tại thời điểm nộp hồ sơ;

+ Địa điểm nộp hồ sơ là: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;

+ Sau ba ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, nếu sau thời hạn này mà người đăng ký hộ kinh doanh không nhận được bất kì văn bản cấp giấy chứng nhận hay bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin