Hộ chiếu màu xanh lá cây

Hiện tại Việt Nam cũng có đến 4 màu để phân biệt giữa 4 loại hộ chiếu khác nhau, bao gồm: hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá như ta thường thấy, hộ chiếu công vụ dành cho các quan chức lãnh đạo có màu xanh ngọc bích, hộ chiếu ngoại giao dành cho quan chức ngoại giao của chính phủ có màu đỏ và hộ chiếu dành cho thuyền viên nhập xuất cảnh theo đường tàu biển có màu xanh biển. Vậy hộ chiếu màu xanh lá cây được quy định như thế nào. Bài viết về hộ chiếu màu xanh lá cây của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Hộ chiếu là gì?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Số hộ chiếu là gì?

Số hộ chiếu là một dãy số gồm 8 ký tự, bắt đầu bằng 1 chữ cái in hoa và 7 chữ số ngẫu nhiên theo sau. Bạn có thể tìm thấy số hộ chiếu được ghi ở trang thứ nhất dưới dòng chữ hộ chiếu/passport hoặc ở phía trên bên phải trang thứ hai đối với loại hộ chiếu phổ thông.

Hộ chiếu trắng là gì?

Hộ chiếu trắng là hộ chiếu của người chưa từng xuất cảnh ra nước ngoài.

Sổ hộ chiếu có màu gì?

Sổ hộ chiếu thường chỉ có một số màu như đỏ, xanh lá cây, xanh dương, đen. Màu sắc của sổ hộ chiếu không phụ thuộc vào hệ thống phân loại quốc gia nào, nhưng mỗi quốc gia lại chọn một màu sắc riêng cho hộ chiếu nước mình, phổ biến nhất vẫn là hai màu xanh và đỏ.

Bị chú trong hộ chiếu là gì?

Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản thì bị chú trong hộ chiếu chính là nơi ghi các thông tin ghi chú, chú thích. Bị chú là một từ cũ, hiện không còn thông dụng nhưng vẫn sử dụng trên hộ chiếu.

Do đó, trong một số trường hợp, phần bị chú này gây tò mò cho người sử dụng, như trường hợp của cá nhân sau:

“Chả là hộ chiếu của em có visa còn đang sử dụng, em đã xin cấp đổi hộ chiếu mới về đề nghị được giữ lại hộ chiếu cũ để sử dụng visa. Khi nhận hộ chiếu mới thì trong hộ chiếu mới (khác số với hộ chiếu cũ) người ta có ghi là “”hộ chiếu này thay thế cho hộ chiếu số B….”” còn quyển cũ thì ghi ở phần bị chú là “”Hộ chiếu này đã hết giá trị xuất nhập cảnh Việt Nam”” (nhưng không đóng dấu used, cũng không đục lỗ). Vậy cái visa của em ở hộ chiếu cũ có còn dùng được nữa không ạ?”

Ý nghĩa màu sắc của hộ chiếu, ý nghĩa của hộ chiếu màu xanh lá cây

Màu đỏ

Boghossian cho biết các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu EU đều sử dụng hộ chiếu có màu đỏ tía, ngoại trừ Croatia có màu đen. 

Ngoài ra, một số quốc gia có nguyện vọng gia nhập EU (như Thổ Nhĩ Kỳ) cũng đổi màu hộ chiếu của họ cho phù hợp. Điều này giống như một hình thức gây dựng thương hiệu của EU vậy.

Du lịch nước ngoài, hộ chiếu – passport – chính là vật bất ly thân của bạn, điều này chắc ai cũng biết rồi.

Nhưng khoan đã nào, hãy nhìn lại quyển hộ chiếu của bạn một lần nữa và trả lời câu hỏi: bạn thấy nó màu gì?

Dành cho những ai chưa biết, hộ chiếu thực ra có 4 màu cơ bản: đỏ, xanh dương, xanh lục (xanh lá cây), và đen. Tất nhiên, không phải tự nhiên người đặt ra các màu sắc khác nhau cho rắc rối làm gì. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng của nó, chỉ là chúng ta chưa biết về chúng thôi.

Vậy rốt cục, ý nghĩa của màu sắc trên hộ chiếu của bạn là gì? Theo như Hrant Boghossian – phó giám đốc Marketing của Passport Index (Xếp hạng quyền lực hộ chiếu), màu sắc hộ chiếu có thể nói lên khá nhiều điều về quốc tịch, tôn giáo tại quốc gia của bạn.

hộ chiếu màu xanh lá cây
hộ chiếu màu xanh lá cây

 Màu đỏ

Boghossian cho biết các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu EU đều sử dụng hộ chiếu có màu đỏ tía, ngoại trừ Croatia có màu đen. 

Ngoài ra, một số quốc gia có nguyện vọng gia nhập EU (như Thổ Nhĩ Kỳ) cũng đổi màu hộ chiếu của họ cho phù hợp. Điều này giống như một hình thức gây dựng thương hiệu của EU vậy.

Hộ chiếu đỏ tươi cùng thiết kế riêng của Thụy Sĩ

Tuy nhiên, cũng có những đất nước lựa chọn màu sắc hộ chiếu dựa trên đặc điểm quốc gia. Ví dụ như hộ chiếu của Thuỵ Sĩ có màu đỏ sáng, trùng với màu cờ nước này.

Hoặc một số quốc gia chọn màu sắc dựa trên quan điểm chính trị như Trung Quốc…

Xanh dương

Theo Boghossian thì các quốc gia thuộc Caricom (Caribbean Community – Cộng đồng Caribe) – một tổ chức của 15 quốc gia có chủ quyền Caribbean và các khu vực phụ thuộc đều sử dụng hộ chiếu mang màu sắc này.

Ngoài ra, sắc xanh trong hộ chiếu dường như là màu sắc đặc trưng của những quốc gia thuộc “Tân thế giới” (tên gọi chỉ Châu Mỹ và Châu Đại Dương). 

Các quốc gia trong khối Mercosur (Hiệp định thương mại tự do giữa Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay và Venezuela) cũng sử dụng màu xanh dương. Ngoại trừ Venezuela dùng màu đỏ, vì trước kia nằm trong cộng đồng núi Andes từng mong muốn được gia nhập EU.

Tuy nhiên, riêng nước Mỹ đã từng dùng cả 3 màu xanh lục, đỏ và xanh dương. Boghossian chia sẻ: “Những tập hộ chiếu đầu tiên của nước Mỹ là màu đỏ. Hộ chiếu xanh lục được áp dụng vào năm 1930, và từ những năm 1970 là xanh dương”.

Xanh lá cây

Màu sắc này dường như liên quan đến tôn giáo. Boghossian cho biết phần lớn các quốc gia Hồi giáo lựa chọn màu xanh lá cây, vì màu sắc này trong đạo Hồi mang ý nghĩa “biểu tượng của tự nhiên và sự sống”.

Các quốc gia thành viên của ECOWAS (Cộng đồng Kinh tế Tây Phi) cũng dùng màu xanh lá. Ngoài ra, hộ chiếu xanh lá cũng là lựa chọn của nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Việt Nam…

Màu đen

Thực ra đây cũng không hoàn toàn là màu đen, mà ý chỉ chung các màu tối thẫm. Theo Boghossian, màu sắc này giúp hộ chiếu ít bị bẩn và nhìn trang trọng hơn hẳn. Một số quốc gia tiêu biểu có thể kể đến như Cộng hoà Botswana, Zambia, và New Zealand (riêng New Zealand sử dụng hộ chiếu đen, vì đây là màu sắc của quốc gia này).

Ý nghĩa chỉ có vậy, nhưng theo Boghossian, những ý nghĩa này đáng lẽ ra không nên tồn tại. Ông cho biết: “Chúng ta đã quên rằng hộ chiếu vốn là sở hữu cá nhân, chứ không phải là một thứ để phô trương.

Chính phủ các nước có quyền tự do chọn màu sắc, thiết kế của riêng mình. Nhưng thật không may, rất ít người nhận ra được tầm quan trọng của nó, khi rõ ràng hộ chiếu có thể trở thành thứ đặc trưng của một quốc gia”.

Boghossian cũng cho rằng đã đến lúc tạo nên một cuộc cách mạng trong thiết kế hộ chiếu. Có thể lấy ví dụ điển hình tại Na Uy – quốc gia mới đây đã tổ chức một cuộc thi thiết kế hộ chiếu. Ngay cả Mỹ – quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới cũng đang dần có những biến chuyển.

Thủ tục làm hộ chiếu màu xanh lá cây

Chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01)

Lưu ý: Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu (Passport) không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.

– Trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.

– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3×4 cm.

– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.

– Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.

 Ảnh làm hộ chiếu: 4 chiếc

Hình hộ chiếu là hình kích thước 4cmx6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.

Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu

Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.

Sổ tạm trú KT3 đối với trường hợp người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh (Không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó).

Ngoài xác nhận tạm trú hoặc sổ tạm trú trong tờ khai xin cấp hộ chiếu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đang tạm trú nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh.

Bản gốc Chứng minh nhân dâncủa người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.

Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

– Thời gian hoàn thành việc xin cấp hộ chiếu không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.

– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố công an tỉnh, thành phố nơi người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

– Lệ phí làm hộ chiếu: 200.000 đồng

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về hộ chiếu màu xanh lá cây. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hộ chiếu màu xanh lá cây và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin