Hành vi không tố giác tội phạm

Hành vi không tố giác tội phạm phụ thuộc chủ yếu vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không bị tố giác. Do vậy, Bộ luật hình sự đã liệt kê các tội phạm mà hành vi không tố giác những tội này có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội ,… Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về hành vi không tố giác tội phạm kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Khái niệm hành vi không tố giác tội phạm

Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Không thông báo cho cơ quan có trách nhiệm về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ và có điều kiện để thông báo.

Không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Không tố giác tội phạm được quy định trong Luật hình sự Việt Nam là tội phạm với tội danh chung là không tố giác tội phạm kể từ khi Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985) có hiểu lực. Trong BLHS năm 1999, không tố giác tội phạm tiếp tục được quy định là tội phạm thuộc Chương “Các tội xâm phạm hoạt động quy định của Bộ luật hình sự.

Hành vi không tố giác tội phạm phụ thuộc chủ yếu vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không bị tố giác. Do vậy, Bộ luật hình sự đã liệt kê các tội phạm mà hành vi không tố giác những tội này có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm như tội giết người, tội tội hiếp dâm trẻ em, tội cướp tài sản… Cách quy định này tuy cụ thể nhưng cũng có hạn chế là quá dài, thiếu tính khái quát.

Quy định pháp luật về hành vi không tố giác tội phạm

Theo điều 19 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

– Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

– Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm

Hành vi không tố giác tội phạm có một số đặc điểm sau:

– Hành vi không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”;

– Hành vi không tố giác tội phạm có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc);

– Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.

Cũng như hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.

Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định, góp phần gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.

Do có tính nguy hiểm cho xã hội, nên người có hành vi không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về không tố giác tội phạm khi không tố giác người phạm một trong các tội được quy định tại Điều 389 BLHS năm 2015.

Ghi nhận mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa những người thân thiết trong gia đình vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc, nên cũng như khoản 2 Điều 22 BLHS năm 1999, khoản 2 Điều 19 BLHS năm 2015 quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà,cha, mẹ, con, cháu,anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Pháp luật quy định về tội không tố giác tội phạm như thế nào ?

Theo điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

hành vi không tố giác tội phạm
hành vi không tố giác tội phạm

Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

– Mặt chủ quan của tội phạmLỗi cố ý

– Khách thể của tội phạm:

Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.

Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).

Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.

Không phải trong mọi trường hợp, việc không hành động của một người đều cấu thành và bị bị xem xét trách nhiệm hình sự ở tội danh không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật hình sự. Chỉ cấu thành tội danh khi thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau:

– Biết rõ tội phạm đang diễn ra: là việc hoàn toàn có cơ sở để xác định rằng có tội phạm nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra các hậu quả trên thực tế. Trong trường hợp biết rõ và có điều kiện để thực hiện hành động tố giác tội phạm mà không tố giác thì mới bị truy cứu TNHS. Còn nếu một người sau khi nắm bắt chắc chắn thông tin hoặc có căn cứ xác đáng tội phạm đang diễn ra nhưng không có điều kiện, cơ hội.. để tố giác thì hành vi của họ cũng không đủ yếu tố cấu thành tội danh tại Điều 390.

– Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ý nghĩa của việc tố giác tội phạm

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua còn cho thấy trong khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa biết rõ người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng vì lợi ích của người được bào chữa, người bào chữa đã không tố giác tội phạm này. Buộc người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện vừa không thực tế vừa buộc người bào chữa phải vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa đối với thân chủ của mình. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại chương XIII Bộ luật hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hành vi không tố giác tội phạm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hành vi không tố giác tội phạm và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin