Hành vi chiếm giữ tài sản trái phép

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử lý hình sự nếu mức độ nguy hiểm của hành vi là đáng kể và gây thiệt hại cho xã hội. Vậy, hành vi chiếm giữ tài sản trái phép bị xử lý khi nào? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép?

Có thể hiểu, hành vi chiếm giữ tài sản trái phép được xem là cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm tài sản, cố vật hoặc vật mang giá trị lịch sử, văn hóa không may bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật ban hành.

Quy định của pháp luật về tội đối với hành vi chiếm giữ tài sản trái phép

Theo quy định ban hành tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu như sau:

Người có hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm tài sản với trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo pháp luật quy định, thì bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian lên đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối tượng phạm tội chiếm giữ tài sản có trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù trong thời gian từ 01 năm lên đến 05 năm.

Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Về hành vi: Đối tượng có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa cho phía chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm.

Tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa nêu trên mà người thực hiện hành vi phạm tội chiếm hữu, có được do bị người khác giao nhầm hoặc do chính người phạm tội tìm được, bắt được.

Về giá trị tài sản: Trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt được phải từ 10.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử văn hóa thì pháp luật không quy định giá trị để làm căn cứ trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị về mặt tinh thần hết sức quý giá nên không thể tiến hành định giá một cách cụ thể như những loại tài sản thông thường.

Lưu ý:

Để có thể xác định là cổ vật, vật mang giá trị lịch sử thì phải có kết luận giám định từ phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ trước đó về việc công nhận đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Tài sản bị giao nhầm ở đây được hiểu là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc là cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa do phía người giao bị nhầm lẫn. Phía người giao sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự nhầm lẫn này. Người nhận tài sản không có bất kỳ một thủ đoạn gian dối nào, để phía bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản của mình. Trường hợp người nhận tài sản bị giao nhầm có các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích để người giao tin tưởng mà giao nhầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thời điểm được xem là hoàn thành tội phạm được bắt đầu tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo pháp luật quy định mà phía người chiếm hữu tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa vẫn cố tình không trả lại.

Thời điểm này có thể là ngay sau khi có yêu cầu trả lại tài sản, cổ vật, vật mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa hoặc ngay sau khi thời hạn người yêu cầu đưa ra chính thức kết thúc.

Như vậy, bắt đầu từ thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu sẽ trở thành bất hợp pháp.

Tuy nhiên, trường hợp nếu do hoàn cảnh khách quan gây ảnh hưởng đến việc giao trả thì người đang chiếm hữu các đối tượng nêu trên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Khách thể tội chiếm giữ trái phép tài sản

Các hành vi phạm tội được nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội chiếm giữ trái phép tài sản, không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm giữ được tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dũng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Mặt chủ quan tội chiếm giữ trái phép tài sản

Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý.

Người phạm tội biết tài sản đó không thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình, biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan Nhà nước có trách nhiệm.

Nhưng vì muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình nên cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền về tài sản.

Chủ thể tội chiếm giữ trái phép tài sản

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là chủ thể của tội này.  

Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

hành vi chiếm giữ tài sản trái phép
hành vi chiếm giữ tài sản trái phép

Hình phạt đối với hành vi chiếm giữ tài sản trái phép

Mức hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Trường hợp có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản được nêu ở mặt khách quan sẽ có mức hình phạt là xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng cho đến 02 năm.

Phạt tù trong thời gian từ 01 năm lến đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản trái phép có giá trị từ 200.000.000 triệu đồng trở lên hoặc là cổ vật, vật có giá trị lịch sử – văn hóa mang giá trị đặc biệt.

Khung hình phạt người phạm tội có hành vi chiếm giữ tài sản trái phép

Điều 176 BLHS quy định khung hình phạt đối với người phạm tội:

–  Quy định hình phạt tiển từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội chiếm giữ tài sản không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.

–  Quy định hình phạt từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.

Một số câu hỏi thường gặp

Chuyển tiền nhầm sang tài khoản người khác nhưng sau khi yêu cầu chủ tài khoản không trả lại thì xử lý như thế nào?

Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện chủ tài khoản này ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền đã chuyển nhầm.

Bên cạnh đó, nếu phía chủ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm mặc dù đã nhận được yêu cầu chuyển tiền trả mà vẫn không tiến hành hoàn trả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý chiếm giữ trái phép tài sản dựa theo Điều 176, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt hành chính hành vi chiếm giữ trái phép tài sản

Đối với trường hợp hành vi chiếm giữ tài sản có thể bị xử lý theo điểm e khoản 2 điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hành vi chiếm giữ tài sản trái phép. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA

Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến chứng nhận quốc tế, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.

Quý khách hàng sẽ được kết nối trực tuyến với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba. Quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật và được hỗ trợ pháp lý một cách kịp thời.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin