Hạn sử dụng passport

Nhiều người thắc mắc rằng passport được cấp xong thì có dung vĩnh viễn được không? Trong bài viết dưới đây, Luật Rong Ba sẽ làm rõ về vấn đề hạn sử dụng passport và những lưu ý khi làm passport, mời bạn đọc cùng theo dõi

Hạn sử dụng passport là bao lâu

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì hạn sử dụng passport cụ thể là:

Passport phổ thông

– Passport phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

– Passport phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

– Passport phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Passport ngoại giao, passport công vụ

Passport ngoại giao, passport công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm; trong đó:

– Thời hạn của passport ngoại giao, passport công vụ cấp trong trường hợp bị hỏng hoặc mất khi đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài có giá trị 01 năm;

– Thời hạn của passport ngoại giao, passport công vụ cấp trong trường hợp passport hết trang hoặc gia hạn quy định không dài hơn thời hạn của passport cũ và tối thiểu là 01 năm;

– Thời hạn của passport ngoại giao, passport công vụ cấp cho người đang là thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thay đổi về chức vụ không dài hơn thời hạn của passport cũ và tối thiểu là 01 năm;

– Thời hạn của passport ngoại giao, passport công vụ cấp, gia hạn cho người là vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài không dài hơn thời hạn passport của người mà người đó đi theo, đi thăm và tối thiểu là 01 năm.

Giấy thông hành

Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Đối tượng được cấp căn cước công dân

– Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân: Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú. 

– Nếu đang sử dụng CMND mà hết thời hạn thì sẽ chuyển qua làm thủ tục cấp mới CCCD. Khi chuyển nơi thường trú ở tỉnh khác, nếu đang sử dụng CMND thì cũng chuyển sang cấp thẻ căn cước.

– Thẻ CCCD được đổi khi công dân đủ 25, 40 và 60 tuổi; Thẻ bị hư hỏng sai sót thông tin; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán hoặc khi có nhu cầu.

– Thẻ CCCD được cấp lại khi bị mất thẻ CCCD hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam.

 Các loại giấy tờ bạn nên mang theo

Khi đi làm thẻ Căn cước công dân, bạn nên mang theo những giấy tờ sau:

  • Sổ hộ khẩu (Bắt buộc bản chính): Để cán bộ làm căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu các thông tin về hộ khẩu của bạn.
  • Chứng minh nhân dân.
  • Giấy khai sinh (Bản chính hoặc bản sao).
  • Trường hợp bị mất giấy khai sinh thì bạn ra Ủy ban nhân dân xã, phường đã đăng ký giấy khai sinh hoặc nơi thường trú để được hướng dẫn làm thủ tục cấp lại.

Đăng ký làm CCCD trước tại nhà

Hiện tại các bạn có thể đăng ký làm CCCD gắn chip qua 3 cách: Gọi hotline, đăng ký trên website và đăng ký bằng ứng dụng Zalo.

Bạn cần phải khai báo một số thông trên ứng dụng trước sau đó mang giấy tờ ra các cơ quan để tiến hành những thủ tục tiếp theo.

Kinh nghiệm của mình là nếu được hẹn thời gian trước, bạn nên hạn chế những khung giờ như 8-9h sáng, 17-18h tối vì đây là thời gian cao điểm, nếu đến làm lúc này thì việc chờ 2-3 tiếng là chuyện bình thường.

Ngoài ra, nếu khu vực phường xã của bạn có hỗ trợ làm CCCD đến 23h thì trước đó khoảng 1-2 tiếng, hãy ghé ngang cơ quan để xem lượng người có đông không, nếu không thì đừng ngại mà vào đăng ký ngay nhé, có bạn chỉ mất tầm 10 phút cho toàn bộ thủ tục cấp CCCD mới đấy.

 Những việc cần thực hiện khi đi làm thẻ CCCD

Ngồi chờ ở hàng ghế mà cơ quan Công an đã chuẩn bị cho công dân và giữ trật tự để nghe gọi đến tên, số của công dân vào làm căn cước công dân để tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn gây mất trật tự ảnh hưởng đến các cán bộ Công an hay những người xung quanh.

Trang phục lịch sự, tóc tai gọn gàng để chụp ảnh được đẹp, không có quy định về việc công dân không được trang điểm hay làm tóc đẹp khi đi làm thẻ CCCD gắn chip, nhưng chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện.

Chấp hành theo yêu cầu của cán bộ làm CCCD gắn chíp, bổ sung những giấy tờ khi có yêu cầu để đảm bảo đúng, đủ hồ sơ để làm căn cước công dân. Cán bộ đều làm theo các quy định của pháp luật để cấp căn cước cho người dân.

Hạn chế sử dụng điện thoại

Một số bạn vì quá trình chờ đợi lâu mà sử dụng điện thoại di động để chơi game, xem phim hoặc nghe nhạc dẫn đến tình trạng được gọi tên làm thủ tục nhưng không nghe và bị bỏ qua lượt, dẫn đến việc chờ đợi lâu và mất thời gian cho cán bộ và người dân xung quanh.

Vì vậy, khi đi làm CCCD gắn chip mới hãy luôn tập trung nghe thông báo của những cán bộ để mọi thủ tục được thực hiện nhanh hơn bạn nhé.

hạn sử dụng passport
hạn sử dụng passport

Những việc cần thực hiện khi đi làm thẻ CCCD điện tử

– Các hệ thống máy tính sẽ kết nối với nhau và nhảy số theo thứ tự, công dân đến trước sẽ được gọi tên làm trước. Công dân hãy ngồi chờ ở hàng ghế mà cơ quan Công an đã chuẩn bị và giữ trật tự để nghe gọi đến tên, số của mình để vào làm căn cước, tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến công tác của cán bộ Công an hay những người xung quanh. 

– Khi nhận được giấy mời làm căn cước công dân thì đề nghị công dân nên đến đúng theo khung giờ hẹn, không nên đến sớm quá sẽ phải đợi lâu hoặc muộn quá sẽ ảnh hướng đến những người hẹn khung giờ khác. 

– Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng để chụp ảnh được đẹp; hãy buộc tóc lên, nếu đeo kính, hãy bỏ kính ra; không có quy định về việc công dân không được trang điểm hay làm tóc đẹp khi đi làm thẻ CCCD gắn chip, nhưng chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện. Khi chụp ảnh hãy nhìn thẳng vào máy ảnh, không chớp mắt… 

– Chấp hành theo yêu cầu của cán bộ làm CCCD gắn chíp, bổ sung những giấy tờ khi có yêu cầu để đảm bảo đúng, đủ hồ sơ. Cán bộ Công an đều làm theo các quy định của pháp luật để cấp căn cước cho người dân. 

 Về thời gian, thời hạn và lệ phí

– Thời gian đến làm thủ tục cấp mới, đổi lại CCCD: từ 7 giờ đến 17 giờ, các ngày làm việc trong tuần.

– Thời hạn nhận thẻ CCCD găn chíp cấp mới: tối đa 7 ngày làm việc (không tính thứ 7, CN và ngày nghỉ lễ). Nếu đổi lại CCCD: tối đa 15 ngày làm việc.

– Lệ phí cấp thẻ CCCD: Cấp lần đầu: miễn phí. Cấp đổi, cấp lại: từ ngày 1/7/2021 là 30.000 đồng/thẻ.

– Sau lần cấp thẻ đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25, 40 và 60 tuổi. Từ trên 60 tuổi, thì không phải đổi nữa. Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi theo quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Ví dụ: Khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip khi đã đủ 38 tuổi thì thẻ CCCD sẽ có giá trị sử dụng đến khi công dân đủ 60 tuổi, tức là năm 40 tuổi không cần phải đi đổi thẻ.

* Về nơi cấp căn cước công dân

– Nếu trước đây chưa được cấp CMND hoặc CCCD: làm thủ tục cấp tại CA cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi có thường trú.

– Nếu đã cấp CMND nhưng chưa được cấp CCCD: làm tại CA cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi có thường trú.

– Nếu trước đây đã cấp CCCD thì có thể đổi, cấp lại thẻ CCCD tại Công an cấp huyện nơi thường trú hoặc công an cấp tỉnh ở bất kỳ tỉnh thành nào. 

– Công an các tỉnh, thành sẽ đổi CCCD gắn chip cho công dân tạm trú (chưa có hộ khẩu thường trú) trên địa bàn quản lý, với điều kiện công dân đó có thông tin đầy đủ trên hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện đang chờ Bộ Công an chuyển dữ liệu người ngoại tỉnh tạm trú cho công an các tỉnh thành, khi nào xong thì mới cấp được thẻ CCCD cho người tạm trú.

– Từ ngày 1/5/2021, Công an TP HCM sẽ cấp thẻ CCCD có gắn chip cho người dân ở tỉnh khác đang sinh sống và làm việc ở TP HCM, điều kiện là phải đem theo sổ hộ khẩu (ở tỉnh) + CMND/CCCD + giấy khai sinh

Những trường hợp bị xử phạt liên quan đến căn cước công dân

– Hiện nay không có quy định nào về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng CCCD; chỉ có quy định về xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng CMND.

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định việc xử phạt như sau:

* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, thu hồi sổ hộ khẩu nếu tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu khi làm thủ tục cấp, đổi Căn cước công dân. (Khoản 2 Điều 8).

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Không xuất trình CCCD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
  2. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi CCCD (Ví dụ: CMND hết hạn sử dụng nhưng không đổi sang thẻ Căn cước công dân)
  3. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, nộp lại CCCD khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác;
  2. Tẩy xóa, sửa chữa, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CCCD;
  3. Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

* Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả để làm CCCD

* Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm giả CCCD, sử dụng CCCD giả; thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố, mua bán CCCD; mượn, cho mượn CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hạn sử dụng passport. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hạn sử dụng passport và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin