Hạn làm căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Việc làm thẻ Căn cước công dân hiện nay vẫn chưa bắt buộc, tuy nhiên so với giấy chứng minh nhân dân thì thẻ Căn cước công dân có nhiều tiện lợi hơn. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về hạn làm căn cước công dân gắn chip, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Quy định của pháp luật về hạn làm căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước công dân là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 thì Căn cước công dân được hiểu là:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về căn cước và các thông tin thể hiện trên thẻ; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Làm thẻ căn cước công dân cần giấy tờ gì?

  • Điền tờ khai theo mẫu quy định
  • Ảnh thẻ và thu thập vân tay

Làm thẻ CCCD bao giờ thì được lấy?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

“1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”

Như vậy, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.

Thông tin được công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Hiện, cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND và CCCD chưa gắn chip để giao dịch bình thường.

hạn làm căn cước công dân gắn chip
hạn làm căn cước công dân gắn chip

Trình tự thời gian làm căn cước công dân

Thứ nhất: Trình tự để cấp căn cước công dân

Nếu như trước kia khi chưa có Luật căn cước công dân, khi đi làm chứng minh thư nhân dân thì cá nhân đó phải xin giấy xác nhận tại công an xã, phường, thị trấn rồi sau đó mới đến tại cơ quan công an quận, huyện nơi thường trú thì hiện nay đi làm thủ tục cấp căn cước công dân sẽ không phải làm thêm thủ tục đó nữa mà khi cá nhân có nhu cầu làm thủ tục cấp căn cước công dân sẽ chủ động mang Sổ hộ khẩu của gia đình đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục cấp căn cước công dân. Như vậy khi Luật căn cước công dân ra đời thì thủ tục hành chính để cấp căn cước công dân đã được tối giản hóa hơn, đỡ mất thời gian chi phí cho công dân

Khi đến cơ quan công an quân, huyện nơi có đăng kí thường trú của công dân để làm thủ tục cấp căn cước công dân thì công dân sẽ trình sổ hộ khẩu của gia đình, sau đó sẽ được cấp một tờ khai làm căn cước công dân cá nhân yêu cầu sẽ điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật và ký tên vào phía dưới tờ khai đăng ký.

Bên cơ quan công an được giao thực hiện nhiệm vụ sẽ kiểm tra thông tin trong tờ khai rồi đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin đó để kiểm tra tính xác thực thông tin của người đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân. Nếu trường hợp người yêu cầu cấp thẻ mà chưa có thông tin gì trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia thì sẽ đối chiếu thông tin qua những giấy tờ hợp pháp khác để làm căn cứ xác thực trong tờ khai

Trường hợp người đề nghị cấp căn cước công dân là người đang làm trong đơn vị Quân đội nhân dân hay là Công an nhân dân thì phải đưa chứng minh thư nhân dân đã được cấp trước đó ra làm căn cứ hoặc là nếu chưa có hay là đã mất thì phải có Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan đơn vị mà cá nhân đó đang công tác.

Sau khi kiểm tra thông tin xong nếu thấy mọi thông tin ghi trong tờ khai đều phù hợp với những cơ sở đưa ra xác minh thì cán bộ thực hiện quản lý căn cước công dân sẽ tiến hành chụp ảnh 4×6 đối với người yêu cầu để lưu hồ sơ cũng như in lên trên thẻ Căn cước công dân, tiến hành lấy dấu vân tay cả mười ngón của người đề nghị cấp để làm thủ tục.

Khi làm xong tất cả những thủ tục trên thì Cán bộ người được giao quản lý căn cước công dân sẽ phải đưa cho người đề nghị cấp phiếu hẹn ngày trả thẻ căn cước công dân ngi rõ ngày tháng được nhận căn cước công dân, địa điểm trả thẻ ở đâu cần nghi rõ địa chỉ để người yêu cầu biết mà đến làm thủ tục nhận thẻ.

Khi đã có giấy hẹn thì người đề nghị cấp thẻ phải đến đúng địa điểm cũng như ngày hẹn để trả thẻ, người yêu cầu cấp thẻ cũng có thể đề nghị cơ quan cấp thẻ gửi thẻ theo địa chỉ mà họ yêu cầu. Tuy nhiên sẽ bị mất phí gửi thông qua bưu điện do người yêu cầu chi trả.

Đối với người mà bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự hay là những căn bệnh mà làm cho họ không thể nhận thức được mà có mong muốn làm căn cước công dân vì liên qian đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì được yêu cầu cấp thẻ tuy nhiên phải được thông qua ngườ giám hộ của họ.

Trường hợp người yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân mà đã có chứng minh nhân dân 09 số thì chủ thể có thẩm quyền sẽ thu lại chứng minh nhân dân đó và cắt góc cho người yêu cầu giữ và giữ lại một góc để làm căn cứ chứng minh giữa căn cước công dân 12 số và chứng minh thư nhân dân 09 số là một người hoặc là phải cấp giấy xác nhận cho người yêu cầu.

Thứ hai: Thủ tục đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Khi thẻ Căn cước công dân bị mất hay bị in sai thông tin của cá nhân yêu cầu hoặc bị hư hỏng không xác định được thông tin thì cá nhân đó có thể yêu cầu cấp lại, thay đổi lại thông tin cho chính xác. Thủ tục thì cũng như thủ tục cấp căn cước công dân, tuy nhiên trường hợp mà thông tin của người yêu cầu cấp căn cước công dân không có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia thì người yêu cầu phải cung cấp giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyềm để xác minh.

Căn cước công dân đã được cấp lại từ trước đó sẽ bị thu hồi lại, nếu căn cước công dân bị mất rồi thì không cần mà chỉ cần giây xác nhận của chính quyền địa phương về mất căn cước công dân.

Thứ ba: Nội dung thời gian làm căn cước công dân

Thời gian quy định thực hiện để được câp căn cước công dân được quy định như sau:

Tính từ ngày người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy đinh thì thì tại các thành phố hay thị xã thì trong vòng bảy ngày nếu là làm thủ tục cấp mới lần đầu con đối với trường hợp yêu cầu cấp lại thì trong vòng 15 ngày làm việc không tính ngày nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền cấp phải trả thẻ cho người yêu cầu.

Trường hợp người yêu cầu cấp sống ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo giao thông đi lại khó khăn thì thời gian lam thủ tục cấp thẻ kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp phù hợp sẽ là 20 ngày. Còn những vùng còn lại thì không đực vượt quá 15 ngày làm việc. Thời gian cấp thẻ này có thể thay đổi để nhằm đảm bảo rút ngắn thủ tục hành chính, đỡ chi phí và thời gian đi lại của công dân cũng như đáp ứng được quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân.

Thứ tư: Nơi cấp và thẩm quyền cấp.

Nơi có thảm quyền cấp thẻ căn cước công dân thì bao gồm Bộ công an bộ phận quản lý căn cước công dân, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có thẩm quyền cấp. Ngoài ra thì bộ phận quản lý căn cước công dân thuộc công an cấp huyện, thị xã, quận cũng có thẩm quyền. Do đó cá nhân có nhu cầu cấp căn cước công dân có thể đến những đơn vị trên để yêu cấu cấp căn cước công dân. Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền cấp có thể đến nơi ở hoặc địa bàn thôn, bản, xã, phường của cá nhân có yêu cầu thể làm thủ tục cấp thẻ cho công dân.

Cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân người có thẩm quyền cấp ở đây sẽ là thủ trưởng bộ phận quản lý căn cước công dân thuộc Bộ công an sẽ có thẩm quyền

Làm thẻ Căn cước công dân 2022 ở tỉnh khác được không?

Người dân có thể đến Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.

Thượng tá Tô Anh Dũng, Giám đốc trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an: Bộ Công an đang chỉ đạo Công an ở 63 tỉnh về cấp căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân tạm trú. Người dân có thể đến nơi gần nhất để đăng ký cấp CCCD mà không phải về nơi đăng ký hộ khẩu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hạn làm căn cước công dân gắn chip. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về nội dug trên và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin