Giải thể công ty

Doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động có thể tiến hành làm thủ tục giải thể công ty theo quy định pháp luật.

Khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tài chính, làm thủ tục xin giải thể tại cơ quan quản lý kinh doanh, tiến hành hủy con dấu, đóng mã số thuế của công ty. Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lí tài sản của doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.

Giải thể công ty là gì?

Giải thể công ty là việc chấm dứt hoạt động của công ty theo ý chí của chủ công ty hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có rất nhiều lý do khiến các công ty giải thể như mục tiêu kinh doanh đặt ra không hoàn thành, không đủ điều kiện kinh tế để duy trì hoạt động của công ty, bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể theo quy định của pháp luật,…

Như vậy có thể thấy được công ty có thể bị giải thể trong trường hợp như sau:

– Giải thể tự nguyện: Đây là trường hợp công ty giải thể theo theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; giải thể theo quyết định của tất cả các thành viên hợp danh nếu là công ty hợp danh; giải thể theo quyết định của hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn; giải thể theo quyết định của đại hội đồng cổ đông nếu là công ty cổ phần.

– Giải thể theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì sẽ bị yêu cầu giải thể.

Ngoài ra công ty có thể bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện thủ tục giải thể công ty thì cần phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Tại sao phải giải thể doanh nghiệp?

Khi doanh nghiệp hoạt động không còn hiệu quả thì bạn cần phải tiến hành thủ tục đóng cửa công ty càng sớm càng tốt tránh phát sinh ngày càng nhiều nghĩa vụ gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Một khi doanh nghiệp còn tồn tại nghĩa là doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ. Nếu doanh nghiệp không còn hoạt động, thì đương nhiên nó vẫn còn có các nghĩa vụ cần phải thực hiện đều đặn định kỳ theo ngày/tháng/năm. Các nghĩa vụ đó như sau:

Lập sổ sách kế toán định kỳ cho công ty.

Thực hiện việc kê khai thuế và nộp thuế (hàng năm phải nộp thuế môn bài, phải làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và quyết toán thuế năm (khoảng 17 tờ khai mỗi năm).

Thực hiện công việc trả lương cho nhân viên.

Nghĩa vụ nộp các khoản phí khác (phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, an ninh quốc phòng).

Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính (nếu có).

Đặc biệt nghĩa vụ báo cáo thuế phải thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, đây là nghĩa vụ mà chủ công ty thường hay vi phạm vì quên hoặc tưởng rằng công ty không còn hoạt động nên không phải kê khai nộp thuế.

Hơn nữa nếu càng để lâu thì các nghĩa vụ đó theo thời gian càng nhiều thêm vì thông thường các chế tài về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán, lao động thường tính theo thời gian (thời gian vi phạm càng nhiều thì mức xử phạt càng cao).

Các trường hợp có thể tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp

– Khi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

giải thể công ty

giải thể công ty

Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Các bước tiến hành làm hồ sơ giải thể công ty:

Bước 1: Làm thủ tục xác nhận không nợ đọng thuế với Cục hải quan (nếu có xuất nhập khẩu)

Bước 2: Đóng tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp (Nếu có tài khoản ngân hàng mang tên công ty).

Bước 3:  Đăng báo 3 số liên tiếp về việc giải thể

Bước 4: Tiến hành thủ tục với cơ quan thuế: – Soạn hồ sơ xin giải thể –  Quyết toán thuế cho doanh nghiệp

Kết quả nhận được: Thông báo ngừng hoạt động (vì lý do giải thể) của Chi cục thuế giải thể doanh nghiệp

Bước 5: Làm thủ tục với công an về việc hủy con dấu

Bước 6: Tiến hành thủ tục với sở kế hoạch hồ sơ gồm:

– Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể.

– Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

–  Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là DNTN), Hội đồng thành viên (nếu là doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp.

– Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD …).

– Giấy xác nhận đóng tài khoản ngân hàng

– Giấy chứng nhận đã nộp con dấu

– Biên bản thanh lý tài sản (Nếu có)

Kết quả khách hàng nhận được sau khi hoàn thành các thủ tục trên là: Thông báo của Sở kế hoạch và đầu tư về việc doanh nghiệp đã được giải thể.

Thời gian tiến hành dịch vụ giải thể công ty trong bao lâu

Thời gian giải thể doanh nghiệp nhanh hay chậm không quan trọng vì khi đã nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp và thực hiện việc quyết toán thuế cho cơ quan thuế thì thời điểm này công ty không còn phát sinh các nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác nữa.

Thủ tục thông báo quyết định giải thể

Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày thông qua quyết định giải thể công ty, doanh nghiệp thông báo lần 1 tới sở KHĐT để đăng bố cáo giải thể gồm những hồ sơ:

– Biên bản họp, quyết định về việc giải thể.

– Thông báo về việc giải thể sử dụng mẫu thông báo giải thể tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

– Văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ làm Thủ Tục Giải Thể Công Ty.

Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể.

Thủ tục giải thể công ty tại cơ quan thuế

Đồng thời với các thủ tục thông báo giải thể tới Sở KHĐT doanh nghiệp làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

– Quyết định giải thể của doanh nghiệp.

– Thông báo giải thể doanh nghiệp.

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT theo mẫu tại thông tư 105/2020/TT-BTC.

Thủ tục giải thể công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ giải thể hoàn chỉnh được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tinh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở được quy định tại điều 210 Luật doanh nghiệp 2020:

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp.

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể công ty doanh nghiệp (nếu có).

– Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể.

– Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, người quy định trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan kinh doanh.

Tùy vào hồ sơ cụ thể, tình trạng sổ sách, nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác của công ty có thể chia ra như sau:

Trường hợp công ty có phát sinh (phát sinh hóa đơn chứng từ đầu ra đầu vào): Thời gian giải thể là từ 1 – 3 tháng, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế;

Trường hợp công ty chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hóa đơn đầu ra): thời gian giải thể là 25 ngày, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế;

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về giải thể công ty. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục giải thể công ty cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin