Du lịch chùa tam chúc

Tour du lịch chùa tam chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nơi được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng. Vậy nên tới chùa vào thời điểm nào, cần lưu ý những gì? Cùng rongbatravel giải đáp tất tần tật những thắc mắc về ngôi chùa này ngay dưới đây nhé!

Giới thiệu du lịch chùa tam chúc

  Dọc đất nước ta có rất nhiều những ngôi chùa mang giá trị tâm linh và lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Hãy cùng tìm hiểu về du lịch chùa tam chúc và lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn tới ngôi chùa nổi tiếng này nhé. 

    Chùa Tam Chúc hiện nay đang là ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Chùa thuộc quần thể khu du lịch Tam chúc và là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn mới được xây dựng trong các năm gần đây, thu hút hàng nghìn du khách Tour du lịch chùa tam chúc mỗi năm. Nếu bạn là người yêu thích các chuyến đi Tour du lịch tâm linh thì đây là điểm đến nhất định phải ghé qua một lần trong đời.

    Ngôi chùa hiện đang tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là vị trí đắc địa với phong cảnh hữu tình, có hồ nước rộng lớn phía trước và thung lũng bao quanh. Có thể nói, vị trí thuận lợi này càng làm tôn lên nét thần bí và tâm linh của khung cảnh. Cùng với Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) và Chùa Bái Đính (Ninh Bình),chùa tam chúc đã hình thành nên một trục du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam với nhiều trải nghiệm thú vị dành cho du khách.

   Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc và giống như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An của tỉnh Ninh Bình. Bởi về mặt giao thông, có một trục đường nối thẳng 3 điểm chùa sẽ được xây dựng và khi đó du khách có thể đi thẳng từ chùa Hương đến du lịch chùa tam chúc với 20km đi lại.

Chùa được xây dựng trên nền chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm, chùa có thế lưng tựa núi, mặt nhìn ra hồ (Tiền Lục Nhạc, Hậu Thất Tinh) được coi là hướng tốt trong xây dựng. Theo truyền thuyết Tiền Lục Nhạc – hậu Thất Tinh thì vốn dĩ trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong số này có 7 ngọn núi gần với làng Tam chúc nhất nên được gọi là núi Thất Tinh, chùa ở đây cũng có tên là chùa Thất Tinh (7 ngôi sao). Vì người dân thấy 7 ngôi sao sáng trên đỉnh núi nên đã mang củi lên đối nhiều ngày để lấy đi 7 ngôi sao này, khiến cho 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần đi, chỉ còn lại 3 ngôi sao nên sau cùng chùa có tên là Ba sao – Tam Chúc.

Nên đi du lịch chùa tam chúc mùa nào đẹp?

Chùa Tam Chúc hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng vì vậy không thể tránh được ồn ào và khói bụi. Chính vì thế theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc thì bạn nên mang theo khẩu trang cũng như mũ nón đầy đủ nhé. Nếu mang theo con nhỏ thì bạn cần tuyệt đối để mắt đến chúng và giữ an toàn nhé. Chùa thường mở cửa cho đến tận 9h tối để đón du khách vào tham quan.

    Khách du lịch thường chọn lựa vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm mùa lễ hội. Việc bạn lựa chọn đi lễ du lịch chùa tam chúc vào dịp này sẽ rất đông vì đây là thời điểm mà mọi người đổ xô về chùa bái Phật, cầu mong tiền tài, danh vọng.

    Tuy nhiên nếu bạn đi chỉ để “thưởng thức” trọn vẹn từ phong cảnh hữu tình, sự linh thiêng trầm mặc nơi cửa Phật và cả đồ ăn hơi đây thì bạn nên tránh dịp lễ hội đầu năm, mà có thể đi vào bất cứ dịp nào trong năm.

Tháng 1 đến tháng 3 (Dịp Tết)

     Mùa xuân là mùa lý tưởng để bạn đi tham quan du lịch chùa tam chúc bởi lúc này thời tiết mát mẻ, nhiều người đi hành hương nên rất đông vui, nhộn nhịp. Mùa đi hành hương ở Tam Chúc đông người nhất đó là vào khoảng 3 tháng đầu năm theo lịch âm.

     Đặc biệt nếu như bạn đi du lịch chùa tam chúc vào những ngày quanh ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm thì bạn còn được tham gia lễ hội hoành tráng của ngôi chùa Tam Chúc này nữa.

Tháng 5,6 và 7

     Đi chùa Tam Chúc mùa hè thì trời nắng nóng, oi bức mà chùa tam chúc mới xây dựng chưa lâu nên cây cối chưa có bóng mát. Bạn chỉ nên đi chùa Tam Chúc vào những ngày mát mẻ nếu vào mùa hè thôi không thì cảnh ngắm chả được mấy lại nắng nhe răng.

Tháng 10 đến 12

    Đi chùa Tam Chúc vào mùa thu, đông thì không khí mát mẻ hơn tuy nhiên lại vắng khách nên không đông vui như mùa xuân. Nếu như bạn không thích ồn ào thì biết đâu thời điểm mùa thu đông lại là thời gian đi chùa Tam Chúc lý tưởng nhất dành cho bạn.

Những địa điểm nên đến khi du lịch chùa tam chúc

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Nơi đây là đình thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.

Khi đi trên cầu dẫn đến Đình, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh mênh mông của hồ Lục Ngạn – hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Việt Nam. Dưới đáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

Đàn tế trời chùa Ngọc

Đến được chùa Ngọc là một trong những thử thách dành cho du khách khi tới tham quan du lịch chùa Tam Chúc. Khi đi qua Tam Điện, bạn sẽ phải đi bộ và leo bậc thang một đoạn khá xa. Bù lại, khi tới chùa, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên khi nhìn từ trên cao.

Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Vậy nên dù diện tích sàn chỉ có 13 m2 nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn.

Tham quan nhà khách Thủy Đình

Nhà khách Thủy Đình là địa điểm đầu tiên bạn thấy khi tới chùa Tam Chúc. Đây là địa điểm để bạn vào mua vé vào chùa và tham khảo các thông tin về chùa Tam Chúc. Bạn sẽ được lựa chọn mua vé đi vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện. Vé xe điện khứ hồi là 60k/ 2 lượt. Bên trong nhà khách được bày biện rất trang nghiêm. Những bức tranh, ảnh mô phỏng toàn cảnh chùa Tam Chúc được gắn kèm đèn led vô cùng đẹp. Ngoài ra, nhà khách Thủy Đình cũng chính là địa điểm “sống ảo” quen thuộc của các du khách.

Tam điện nguy nga, tráng lệ

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

Trên những bức phù điêu trong Phật điện Tam Chúc tấm phù điêu mang một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang cao phía 2 bên. Càng đi lên cao thì cảnh sắc sẽ càng hấp dẫn hơn; với những thác nước lớn chảy nhẹ và được bao quanh bởi những hàng cây xanh cùng nhiều loài hoa đẹp mắt.

Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Nếu quan sát bằng mắt thường thì chúng ta có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch để lại.

Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng. Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì bạn có thể check mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu điển tích.

Điện quan âm – Đi du lịch chùa tam chúc

Tại Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Đây là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng tam quan.

Điện Pháp Chủ – Chùa Tam Chúc

Tại Điện Pháp Chủ – chùa Tam Chúc bạn sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.

Ngay trước cửa điện có một bức tranh đá được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, mô phỏng cảnh sắc của chùa Tam Chúc.

 

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối hiện đã được đặt tại Bảo điện.

Điện Tam Thế – du lịch chùa tam chúc

Cuối cùng là Điện Tam Thế –  du lịch chùa tam chúcBạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.

Ở sân trước cửa điện Tam Thế có một cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi. Loài cây này được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.

Theo sử sách, năm 247 (trước công nguyên); Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo). Quốc đảo Sri Lanka được nhận được nhánh cây Bồ đề quý từ công chúa Công chúa Sanghamitta – do vua A Dục cử sang để trao tặng.

Cũng ở trước sân điện, được đặt chiếc vạc đồng đen khổng lồ cao chừng 4m. Trên các mặt của thân vạc đều được điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của Việt Nam và trích dẫn về thiền sư Nguyễn Minh Không – sư tổ chùa Bái Đính. Ở phần cuối cũng nhắc đến việc chùa Tam Chúc sẽ phục dựng tứ đại khí

 

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan được mệnh danh là biểu tượng của chùa Tam Chúc. Đúng như cái tên, nơi đây được thiết kế theo 3 cổng, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa, khá giống với thiết kế tại chùa Tam Chúc.

Vườn Cột Kinh

Nếu đã tới được cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phục dựng lại với quy mô không hề kém cạnh. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh cột là hình nụ sen đặc trưng.

Các hoạt động không thể bỏ qua khi du lịch chùa tam chúc

Hiện nay hoạt động chính khi đến chùa vẫn là lễ bái và tham quan ngắm cảnh. Du khách đến khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có thể dâng hương tại Điện Tam Thế ,chùa Ngọc và Đình Tam Chúc. Ngoài ra, nếu Phật Tử muốn có cơ duyên gặp Thượng tọa Thích Minh Quang để nghe giảng kinh, giải đáp các vấn đề  sư trụ trì chùa có thể đến chùa hỏi các Tiểu.

Một hoạt động khác đó là du khách có thể đi vãn cảnh chùa, chụp ảnh ở hồ Tam Chúc, núi Thất Tinh và chiêm ngưỡng pho tượng Phật khổng lồ, các bức tranh Phật trong chùa. Sắp tới, khu du lịch tâm linh Tam Chúc có đưa xe điện để phục vụ cho việc đi lại thuận tiện hơn.

Một số lưu ý khi đến du lịch chùa tam chúc

  • Khu du lịch chùa tam chúc có diện tích lên tới 4000 ha. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ để tránh mất thời gian đi lòng vòng.
  • Vào những dịp lễ, Tết thường rất đông. Phương tiện nhanh và tiện nhất là đi xe ôm, nếu đi thuyền hay xe điện thường phải chờ rất lâu.
  • Khi bước vào cửa chùa hoặc cửa điện, bạn nên đi cửa bên, bước qua bậu cửa chứ không dẫm lên bậu cửa.
  • Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. Quãng đường phải đi bộ khá nhiều, bạn nên đi giày thể thao hoặc giày bệt thay vì đi giày cao gót.
  • Ngày lễ, Tết rất đông du khách, an ninh không được đảm bảo. Bạn nên chú ý tránh bị móc túi hay giật đồ.

Tour du lịch chùa tam chúc còn là địa điểm du lịch khá mới, lại nằm ở nơi chưa thật sự phát triển du lịch nên vẫn giữ nguyên vẹn nét tự nhiên và hoang sơ vốn có. Nếu còn chưa tới thăm nơi này, còn chờ gì mà không lên kèo ngay một chuyến dã ngoại với hội bạn thân ngay thôi nào.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin