Du lịch chùa bái đính

Du lịch Chùa Bái Đính Ninh Bình, là khu du lịch tâm linh của Ninh Bình, lập kỉ lục châu Á và kỉ lục Việt Nam. Công trình kiến trúc độc đáo và hoành tráng này mang những nét đẹp về nghệ thuật lẫn quy mô, xứng đáng là điểm đến tuyệt vời cho du khách. Hãy để kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính đầy đủ nhất: lịch trình, ăn uống, đi lại để bạn có một chuyến đi hoàn hảo nhé

Kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính đầy đủ nhất

Thời điểm đẹp nhất để du lịch chùa Bái Đính

Thời gian đẹp nhất để du lịch Bái Đính Tràng An chính là mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 3 âm khi trời lập xuân, thời tiết ấm áp dần, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân tại chùa Bái Đính Ninh Bình còn diễn ra nhiều hoạt động cầu may, cũng như các lễ hội lớn ở Bái Đính. Thời gian này người người, cũng như khách thập phương về đây trẩy hội nên cảnh tượng đông đúc, chen lấn nhau diễn ra. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính đầy đủ nhất: lịch trình, ăn uống, đi lại, bạn có thể du lịch Bái Đính tự túc vào thời điểm khác để tránh quá tải, và cũng có thời gian tham quan chùa Bái Đính kỹ hơn.

Đi tới chùa Bái Đính bằng cách nào? Hướng dẫn, di chuyển, đường đi, phương tiện đến chùa Bái Đính Ninh Bình

Đi du lịch chùa Bái Đính bằng phương tiện gì, đi như thế nào? Bạn có thể du lịch chùa Bái Đính tự túc tiết kiệm bằng xe khách, du lịch phượt Bái Đính bằng xe máy. Đây là hai phương tiện phổ biến nhất di chuyển đến Ninh Bình.

  • Xe khách: bạn bắt xe khách các chuyến xe chạy về thành phố Ninh Bình, xe chạy về Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, xe đường dài Bắc Nam đều được nhé vì những xe này đều chạy qua Ninh Bình. Giá vé về Ninh Bình chỉ dao động từ 60k- 130k tùy thuộc vào nhà xe cũng như chất lượng phục vụ của xe bạn chọn. Bạn chỉ mất hơn 2 tiếng một chút đã có mặt ở Ninh Bình.
  • Xe máykinh nghiệm đi du lịch Bái Đính bằng xe máy là bạn phải nắm rõ được đường chạy gần nhất, thuận tiện nhất để tránh mất thời gian. Kinh nghiệm du lịch Bái Đính đầy đủ nhất khuyên bạn nên có bản đồ du lịch trong tay, hoặc chế độ định vị của điện thoại. Chúng tôi xin giới thiệu cung đường gần nhất về Ninh Bình: bạn chạy dọc theo đường Giải Phóng qua bến xe Giáp Bát, cứ thế chạy qua cầu Giẽ và chạy thẳng quốc lộ 1A qua Phủ Lý về tới Ninh Bình, với cách đi này bạn tốn 50k tiền xăng xe và mất khoảng 3 tiếng.

MÙA XUÂN LÀ MÙA ĐẸP NHẤT ĐỂ ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH:

Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch là thời điểm đẹp nhất để đi chùa Bái Đính. Trong tiết trời se lạnh nhưng hân hoan của những ngày đầu năm mới đi vãn cảnh du xuân thì còn gì bằng. Du khách có thể kết hợp lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở Bái Đính. Vì là mùa đẹp nhất và mang ý nghĩa tâm linh nên thời gian này khách du lịch thường rất dày đặc. Một lời gợi ý nhỏ cho các quý vị không thích không khí ồn ào thì vẫn có thể tham quan chùa Bái Đính vào thời gian tháng 3-4 , hoặc những các tháng khác trong năm.

SƠ ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH:

Phần lớn các hành khách đến tham quan sẽ xuất phát từ Hà Nội. Bởi lẽ các hành khách từ Miền Nam sẽ thường bay ra Hà Nội. Sau đó từ đây bắt đầu chuyến hành trình du lich chua Bai Dinh. Thành phố Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 100km. Từ Hà Nội bạn hãy di chuyển ra bến xe Giáp Bát để bắt các chuyến xe khách Hà Nội – Ninh Bình đi trong ngày. Trung bình cứ tầm 20 phút lại có một chuyến. 

Dừng chân tại bến xe Ninh Bình, du khách tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi, hoặc xe ôm để tới khu chùa Bái Đính. Nếu muốn tiết kiệm một phần chi phí và chủ động ngắm cảnh bên đường, hành khách có thể đi xe máy đến Ninh Bình theo Quốc lộ 1A vì khoảng cách không quá xa. Số tiền cần chi trả cho việc thuê xe máy để đi ở Ninh Bình cũng khá rẻ ( chưa tới 200.000 – thời giá năm 2018)

GIÁ VÉ KHI THAM QUAN – NOTE LẠI ĐỂ DỰ TRÙ KINH PHÍ HẠT DẺ

Dưới đây Du Lịch Việt sẽ cung cấp “tất tần tật” về bảng giá vé khi tham quan chùa Bái Đính cho hành khách (giá vé có thể thay đổi theo thời gian)
-Người lớn: 200.000 đồng/ người.
-Trẻ em cao dưới 1m: 100.000 đồng/ người.
-Xe điện: 30.000 đồng/ người/chiều. 
-Vô bảo tháp: 50.000 đồng/ người.
* Mẹo nhỏ mách bạn:
– Khi mua vé xe điện hãy mua vé 2 chiều luôn một lần từ dưới chân núi, để tránh tình trạng lúc về lại phải mất công đi kiếm chỗ xếp hàng mua vé.
– Hãy di chuyển bằng xe điện lên chùa Bái Đính cổ trước, rồi dần dần đi xuống chua Bai Dinh mới. Vì đi với lộ trình này là xuống núi. Việc leo từ chùa mới lên chùa cổ đòi hỏi quý vị có một thể lực thật tốt, và lòng kiên trì bền bỉ vì đây là lộ trình leo núi. Quãng đường là mấy nghìn bậc thang, bạn tưởng tượng ra rồi chứ? 

ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH THÌ PHẢI ĐẾN NHỮNG ĐỊA DANH NÀY!

Hang Sáng, Động Tối

Để tới chiêm ngưỡng được Hang Sáng, Động Tối  tại du lịch chùa Bái Đính thì chúng ta phải vượt qua 300 bậc đá. Nghe cũng đầy thử thách phải không nào. Nhưng hãy thử thách bản thân vì thành quả sẽ nhãn mãn vô cùng. Vẻ đẹp nơi đây chứa đựng điều gì đó đầy mộng mị nhưng uy linh, như chính những vần thơ Hán của vua Lê Thánh Tông mô tả chua Bai Dinh:

“Đính Sơn danh tiếng thực cao xa
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.”

Thông tin chung về du lịch Bái Đính/ Thời gian mở cửa chùa Bái Đính

Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính mở cửa từ 6h tới 21h, tất cả các ngày trong tuần. Bạn nên chuẩn bị sẵn đồ lễ đi chùa Bái Đính chứ không nên sa vào những trò câu kéo khách ngoài cổng chùa. Kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính tổng hợp đầy đủ nhất khuyên bạn nên dành thời gian tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An, di sản văn hóa thế giới- vịnh Hạ Long trên cạn- hấp dẫn, thú vị. Bạn cũng nên mang theo tấm bản đồ du lịch Bái Đính để có lịch trình khoa học nhé.

Nhà nghỉ, khách sạn ở khu du lịch Bái Đính Tràng An

Nếu bạn dự định du lịch chùa Bái Đính trong ngày thì trưa bạn có thể nghỉ lại ngay trong chùa và ăn đồ ăn mà bạn mang theo, đây là theo kinh nghiệm du lịch Bái Đính tự túc, giá rẻ, vì trong khuôn viên rộng lớn của chùa có khu vực dành cho những du khách thập phương về hành hương, lễ bái, những nơi này mọi người tập trung theo tour để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục vào lễ bái hay tham quan, vãn cảnh chùa. Với cách này bạn có thể tiết kiệm được chi phí cho việc thuê nhà nghỉ và dành tiền đó đi tham quan các địa điểm nổi tiếng hấp dẫn của Ninh Bình.

Bạn muốn du lịch Ninh Bình dài ngày để tận hưởng và khám phá nhiều nét đẹp của mảnh đất hữu tình này bạn có thể thuê nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực Tràng An vì ở đây tập trung nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ, phòng đẹp, tiện nghi. Bạn nên tham khảo thông tin, giá cả và các thông tin cơ bản khác, để tránh tình trạng hết phòng, hoặc bị ép giá trong mùa cao điểm du lịch. Sau đây là những khách sạn ở Ninh Bình giá rẻ, chất lượng tốt, đi lại thuận tiện cho các bạn chọn:

  • Khách sạn Bái Đính địa chỉ Chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình
  •  Mountain View Homestay địa chỉ xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
  • Khách sạn Việt Nghĩa địa chỉ khu 1 xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình

Đặc sản và những món ngon ở chùa Bái Đính – Ninh Bình

Đi du lịch Bái Đính ăn món gì, ăn ở đâu? Bạn biết không vùng đất cố đô Ninh Bình có rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng, bạn đừng lo dù du lịch Bái Đính thì bạn vẫn đủ thời gian để thưởng thức nhiều món ngon hấp dẫn của Ninh Bình như thịt dê núi, cơm cháy, ốc núi, bún mọc Thiên Trường… và các món ăn đặc sản Bái Đính.

Du khách đến du lịch Ninh Bình nên thưởng thức mắm tép Gia Viễn, để thấy hết được nét tinh túy trong ẩm thực Ninh Bình. Loại mắm này được chế biến rất công phu từ những con tép riu đem rửa sạch. Trộn với thính gạo rang và muối, sau đó thêm chút nước sôi và đổ vào hũ ủ trong 6 tháng để được loại mắm tép thơm ngon, có mùi vị đặc trưng, màu đỏ tươi đẹp mắt, có vị ngọt, vị mặn vừa ăn,, bạn có thể dùng mắm tép để lấy nước chấm hoặc nấu với thịt ba chỉ cũng rất ngon.

Nem dê Ninh Bình là món ăn nổi tiếng Ninh Bình, được chế biến từ thịt dê núi. Dê núi quanh năm ăn lá cây trên đồi trên rừng nên thịt chắc, ít mỡ, vị ngọt đậm mà thơm và bổ dưỡng. Nem dê được chế biến rất cẩn trọng, để tạo ra món ăn ngon, đảm bảo thơm ngon, sạch và món ăn hấp dẫn này bạn có thể mua về làm quà cho những người thân yêu. Món nem dê ăn cùng với các trái như sung, chuối xanh, khế cùng các loại rau thơm, lá mơ, lá sung và chấm với nước tương ớt gừng thì sẽ thấy được tất cả các vị cay, thơm, mặn ngọt hòa quyện với nhau.

Miến lươn Ninh Bình: đây không còn là món ăn xa lạ với những ai sành về ẩm thực Ninh Bình, bởi ngoài những món ăn đặc sản như trên bạn có thể được thưởng thức món ăn đặc sản Ninh Bình này ở cố đô Hoa Lư nơi nổi tiếng với món miến lươn gia truyền. Nước dùng được chế biến theo công thức độc đáo riêng, bát nước dùng đặc sánh, đậm vị và ngọt thanh. Lươn được chọn lọc rất kĩ, lươn mang nấu phải là lươn đồng, béo và tươi nguyên. Lươn được làm sạch nhớt, moi sạch ruột rồi mang ướp với gia vị bí truyền. Bát miến lươn được kèm cùng nộm hoa chuối mới đúng điệu, đầy đủ các vị ngon thấm quyện vào nhau.

Ngoài những món ăn say đắm lòng người khi du lịch Bái Đính Ninh Bình như đã kể trên còn có rất nhiều món ngon Ninh Bình, các bạn có thể tham khảo thêm 5 món ngon đặc sản ở Ninh Bình không nên bỏ lỡ bạn tha hồ thưởng thức nhé. Và đừng quên chia sẻ thêm kinh nghiệm du lịch Bái Đính đầy đủ nhất cho bạn bè của bạn nhé.

Du lịch chùa Bái Đính có gì hay? Hướng dẫn tham quan chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức vào mùng 6 tháng 1 âm lịch hằng năm, lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới các vị anh hùng có công với dân với nước như Lý Quốc Sư, thần Cao Sơn, Đinh Bộ Lĩnh. Phần hội diễn ra thông qua các trò chơi dân gian đầy sức hút.

Các điểm tham quan chính của chùa Bái Đính:

Khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới

  • Khu chùa Bái Đính mới có nhiều nơi tham quan như Hành lang La Hán với 500 pho tượng các vị La Hán, tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á, chuông đồng to nhất Việt Nam, giếng Ngọc, cây bồ đề, diện tích chùa rộng nhất nước ta
  • Khu chùa Bái Đính cổ có hang Sáng, hang Tối, đền thờ thần Cao Sơn, đền thờ thánh Nguyễn

Chùa Bái Đính Ninh Bình có vị trí tại xã Gia Sinh huyện Gia Viễn, ngôi chùa nằm trong quần thể du lịch Tràng An- Bái Đính. Đến đây quý phật tử không chỉ được hành hương về cội nguồn, thấy được sự linh thiêng mà còn được mở rộng tầm mắt trước vẻ đẹp độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa này. Tên gọi của chùa bắt nguồn từ truyền thuyết Đức Thánh Nguyễn về chùa tìm thuốc quý cho vua, tên gọi chùa mang ý nghĩa về sự linh thiêng, tấm lòng thành muốn bái Phật, cầu mong những điều may mắn an yên nhất cho xã tắc.

Như vậy với kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính  về: lịch trình, ăn uống, đi lại, lưu ý bạn đã có thể dành thời gian tham quan thêm những điểm đến hấp dẫn tại Ninh Bình mà không cần quá lo ngại về việc di chuyển, ăn nghỉ tại đây. Rong Ba chúc các bạn có chuyến du lịch thú vị và bổ ích tại mảnh đất cố đô.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin