Đồng phạm

Những quy định về đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung hình phạt, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không.

Từ đó cho thấy việc tìm hiểu và làm rõ vấn đề đồng phạm có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn cả về lý luận và thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có nhiều đối tượng tham gia.

Bài viết sau đây sẽ tập trung vào làm rõ hơn tình hình tội phạm cũng như thủ đoạn, hành vi phạm tội của nhóm đồng phạm theo quy định của BLHS 2015.

Đồng phạm là gì?

Đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm như: cùng thực hiện tội phạm có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (là người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm (là người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (là người xúi giục); tạo điều kiện về tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (là người giúp sức).

Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cùng tham gia của những người đồng phạm khác.

Cùng cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí. Về lý trí: mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó. Về ý chí: những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.

Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:

“Điều 17. Đồng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.

Điều kiện thoả mãn là đồng phạm.

Thứ nhất: phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm.

Vì vậy, sẽ không được coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập.

Một số điểm mới về đồng phạm.

So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của BLHS năm 1999 và có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, về mặt kỹ thuật lập pháp thì Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định thành 4 khoản (so với BLHS năm 1999 chỉ gồm 3 khoản), cụ thể là:

Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm” thì được sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 BLHS năm 2015 và có sự thay đổi về kết cấu khi quy định như sau: “3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”

Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức được chuyển thành khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thay đổi trật tự các khoản của Điều 20 của BLHS năm 1999 là phù hợp và đảm bảo được tính logic cả về mặt nội dung và hình thức của quy định về đồng phạm.

Theo quy định của Điều 20 BLHS năm 1999 thì phạm tội có tổ chức được đặt ở vị trí sau nội dung quy định về các loại người đồng phạm. Theo chúng tôi, cách thức đặt vị trí của Điều 20 BLHS năm 1999 là chưa phù hợp.

Bởi vì, trong khoa học pháp lý hình sự thì tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra các kế hoạch để thực hiện một tội phạm dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Khác với các vụ án đồng phạm trong trường hợp bình thường là chỉ cần có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức bên cạnh phải thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu “câu kết chặt chẽ” giữa những người đồng phạm. Sự câu kết này theo Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể thể hiện dưới các dạng như:

Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.

Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.

Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Do đó, phạm tội có tổ chức là một hình thức đặc biệt của đồng phạm. Chính vì vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính hợp lý về kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật thì phạm tội có tổ chức cần được sửa đổi đặt ngay sau khái niệm về đồng phạm như quy định của Điều 17 BLHS năm 2015, là hợp lý và cần thiết.

Thứ hai, về mặt nội dung, thì Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã bổ sung thêm nội dung “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” vào khoản 4 Điều 17 BLHS.

Như vậy, các nội dung tại Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm chỉ có một điểm mới so với Điều 20 BLHS năm 1999 là ghi nhận hành vi vượt quá của người thực hành.

Chúng tôi cho rằng đây là một điểm mới và tích cực của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 khi đã khắc phục được một phần những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử đối với hành vi vượt quá của người thực hành mà BLHS năm 1999 còn hạn chế.

Thực tiễn cho thấy không phải mọi trường hợp những người thực hành đều thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi đã được thỏa thuận trước khi thực hiện tội phạm mà trên thực tế những người thực hành có thể thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của những người đồng phạm khác, khoa học luật hình sự gọi là hành vi vượt quá của người thực hành.

Hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không mong muốn, hành vi của người thực hành mà những đồng phạm khác không có ý định thực hiện. Xuất phát từ một trong các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm là nguyên tắc “chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm”, nghĩa là những người đồng phạm bên cạnh việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự riêng đối với hành vi mà cá nhân người đồng phạm đó thực hiện và không có sự “Cố ý cùng” tham gia của những người đồng phạm khác.

Chính vì vậy, đối với hành vi vượt quá của người thực hành thì những người đồng phạm còn lại không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành và người thực hành có hành vi vượt quá phải chịu trách nhiệm hình sự riêng về hành vi vượt quá này.

Đây là một điểm mới tích cực và nổi bật về quy định đồng phạm của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 so với BLHS năm 1999.

Nội dung này đã khắc phục được hạn chế lớn của BLHS năm 1999 trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 khi bổ sung nội dung “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” thì chúng tôi cho rằng quy định này cần phải được hoàn thiện hơn nữa. Đó là, khi BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về “Hành vi vượt quá” của người thực hành nhưng chưa đưa ra khái niệm hoặc cách thức xác định “Hành vi vượt quá” của người thực hành hoặc ranh giới phân định “Hành vi vượt quá” hay “không là hành vi vượt quá” của người thực hành.

Bởi vì, thực tiễn xét xử cho thấy để xác định hành vi của người thực hành đã thực hiện trong vụ án đồng phạm có phải là hành vi vượt quá hay không gặp rất nhiều khó khăn.

Như phân tích trên, để xác định hành vi thực hiện là vượt quá hay không vượt quá thì phải xác định được các đồng phạm khác có cùng cố ý hoặc cùng mong muốn thực hiện hành vi đó hay không.

Điều này có nghĩa rằng, ranh giới để phân biệt hành vi vượt quá hay hành vi không vượt quá phục thuộc vào việc làm rõ nhận thức và mong muốn bên trong của người đồng phạm, tức là phụ thuộc và việc xác định lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi được thực hiện.

Nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là “cùng cố ý” thực hiện hành vi thì hành vi này được xem là hành vi vượt quá và ngược lại, nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là “không cùng cố ý” thực hiện hành vi thì hành vi này không được xem là hành vi vượt quá của người đồng phạm.

Hơn nữa, vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác (không phải là người thực hành như: người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) trong vụ án có đồng phạm, không chỉ có liên quan đến hành vi vượt quá của người thực hành mà còn liên quan đến nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, xác định lỗi, các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức.v.v… nhưng hành vi vượt quá của người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm khác, nên có thể nói hành vi vượt quá của người thực hành chính là điều kiện (căn cứ) để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.

đồng phạm
đồng phạm

Kiến nghị, đề xuất.

Từ những phân tích nêu trên, có những kiến nghị, đề xuất tới Hội đồng Thẩm phán TANDTC như sau:

Khi có hướng dẫn liên quan đến đồng phạm cần cụ thể, rõ ràng về các tiêu chí xác định “Hành vi vượt quá” của người thực hành trong vụ án đồng phạm để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cần có hướng dẫn cụ thể mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phạm tội xảy ra trong môi trường xã hội hiện tại và phù hợp với BLHS hiện hành để thống nhất đánh giá, áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 17 BLHS, sửa đổi bổ sung năm 2017 về phạm tội có tổ chức.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Rong Ba Group về đồng phạm theo quy định của BLHS 2015. Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc liên quan đến nội dung tư vấn trên của Rong Ba Group, vui lòng liên hệ theo Hotline để được tư vấn nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Rong Ba Group

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Rong Ba Group làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Rong Ba Group

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Rong Ba Group sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Rong Ba Group bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Rong Ba Group trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Rong Ba Group mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Rong Ba Group sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Rong Ba Group cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Rong Ba Group sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Rong Ba Group cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Rong Ba Group cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin