1. Đông Nam á ở đâu? 

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn.

Một số thông tin khác về khu vực Đông Nam Á:

+ Diện tích: 4.545.792 km2 1.755.140 dặm

+ Dân số: 683.788.864 người

+ Mật độ dân số: 135,6/km2

+ GDP (danh nghĩa): 3,173,141 USD nghìn tỷ

+ GDP bình quân đầu người: 4,849 USD (tỷ giá hối đoái)

2. Đông Nam Á có mấy nước?

Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia bao gồm:

Việt Nam: Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa;;
Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.
Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Lào: Lào là một quốc gia ở Đông Nam Á không giáp với biển. Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ.

- Thủ đô: Viêng-chăn (Vientiane).

- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Cam-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km.

- Diện tích: 236.800 km2

- Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).

- Dân tộc: Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng.

- Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%.

Campuchia: Đất nước này hay còn được gọi là “đất nước chùa tháp”, nằm ở tây nam bán đảo Đông Dương; phía tây và tây bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Việt Nam, phía đông bắc giáp Lào, phía nam giáp biển. Thủ đô Phnom Penh là thành phố lớn nhất và trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia.

Campuchia có diện tích 181.035 km2, với một nửa là đồng bằng tập trung ở hướng nam và đông nam, còn lại là đồi, núi bao quanh đất nước. Hệ thống sông ngòi của Campuchia tập trung trong các lưu vực chính, như Biển Hồ (Tonlé Sap) và vịnh Thái Lan. Sông Mekong chảy dài từ bắc đến nam đất nước Campuchia.

Khí hậu: nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến 10 và mùa khô từ tháng 11 đến 4. Nhiệt độ tại Campuchia dao động từ 210C đến 350C.

Ngôn ngữ:  Ngôn ngữ được sử dụng chính thức tại Campuchia là tiếng Khmer.

Tôn giáo: với khoảng 90% dân số theo đạo Phật. Ngoài ra, người dân Campuchia cũng theo các tôn giáo khác, như Thiên chúa giáo, Hồi giáo…

“Đất nước chùa tháp” nổi tiếng với nhiều ngôi đền cổ kính, như quần thể di tích đền Angkor Wat và Angkor Thom. Thủ đô Phnom Penh cũng có nhiều điểm thu hút khách du lịch, như Hoàng Cung, Chùa Bạc…Biển Hồ tại Campuchia là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc.

Thái Lan: Thái Lan được mệnh danh xứ sở chùa vàng, một trong những vương quốc ít ỏi trên thế giới. Thái Lan có điều kiện địa lý, khí hậu khá giống với Việt Nam. Thái Lan là một trong những nước thu hút nhiều khách du lịch nhất, đứng vị trí thứ 9 trên toàn thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á. Đất nước Thái Lan phát triển nền công nghiệp hiện đại nhưng chưa bao giờ mất đi những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Thái Lan nằm ở trung tâm đất liền thuộc khu vực Đông Nam Á, diện tích 513.120 km2. Khoảng cách từ bắc tới nam 1.620km, từ đông sang tây 775 km. Thái Lan có biên giới phía bắc với Lào và Myanmar, phía đông với Campuchia và Vịnh Thái Lan, phía tây với Myanmar và Ấn Độ Dương, phía nam với Malays​ia.​

Thủ đô: Bangkok 

Diện tích: 513.120 km2

Ngôn ngữ: Tiếng Thái và tiếng Anh

Khí hậu: nhiệt đới với 3 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 2. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 trung bình từ 28 đến 38 độ. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 82.8%.

Thái Lan có 77 tỉnh, chia làm 6 khu: Bắc, Đông Bắc, Trung Tâm, Đông, Tây và Nam. Các thành phố lớn: Chiang Mai (phía Bắc), Songkhla (phía nam), Phr Nakhong Si Ayutthaya và Chon Buri (miền Trung), Đông Bắc: Nakhon Ratchasima và Khon Kaen.

Myanmar: Myanmar, còn gọi là Miến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman.

Thủ đô:  là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon.

Diện tích: 676.578 km².

Ngôn ngữ:  chính thức của đất nước Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng tương đối phổ biến. Thủ đô là Rangoon (Yangon). Các địa danh du lịch chủ yếu là thủ đô Yangon, thành phố Bagas và Mandalay. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lòng hiếu khách của con người Myanmar luôn để lại cho du khách ấn tượng khó quên.

Khí hậu: Myanmar có ba mùa. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay trời lại rất ít mưa. Từ tháng 11 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa. Vào các tháng 5, 7, 9 rất ít khách du lịch đến Myanmar.

Myanmar là đất nước Phật giáo với hàng vạn ngôi đền, chùa tháp, cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống được bảo tồn và lưu giữ nguyên vẹn. Nằm ở phía tây bắc bán đảo Trung – Ấn, những năm gần đây, Myanmar được xem như là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. 

Malaysia: Malaysia là quốc gia nằm khu vực Đông Nam Á, nằm ở phía Bắc đường xích đạo, gồm hai khu vực không liền kề: Bán đảo Malaysia (Semenanjung Malaysia) hay còn được gọi là Tây Malaysia (Malaysia Barat) nằm trên bán đảo Mã Lai và Đông Malaysia (Malaysia Timur), nằm trên đảo Borneo. Thủ đô Malaysia là Kuala Lumpur, nằm ở bán đảo phía Tây, cách 40 km từ bờ biển; trung tâm hành chính, Putrajaya, nằm cách Thủ đô Kuala Lumper khoảng 25 km về phía Nam. Bán đảo phía Tây Malaysia có phía Bắc giáp với Thái Lan, có đường biến giới chung vào khoảng 480 km. Phía Nam giáp với Singapore, về phía Tây Nam, qua eo biển Malacca là đảo Sumatra ở Indonesia. Bán đảo phía Đông Malaysia bao gồm hai tiểu bang lớn nhất của đất nước, Sarawak và Sabah, hai tiểu bang này chiếm khoảng một phần tư phía Bắc của hòn đảo lớn Borneo và chia sẻ ranh giới đất liền với Indonesia (Kalimantan). Được bao quanh bởi Sarawak là một vùng đất nhỏ ven biển – vương quốc Brunei.

Diện tích:  của Malaysia là 330,803 km2, trong đó: bán đảo Tây Malaysia chiếm khoảng 40% và Đông Malaysia khoảng 60%.

Đất nước Malaysia gồm hai bán đảo: phía Đông và phía Tây. Nằm gần đường xích đạo, khí hậu của Malaysia được phân loại là xích đạo, nóng và ẩm quanh năm. Lượng mưa trung bình là 2500 mm một năm và nhiệt độ trung bình là 27 ° C.

Khí hậu: Có hai kiểu gió mùa tại Malaysia. Gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3. Gió mùa Đông Bắc mang lại lượng mưa nhiều hơn so với gió mùa Tây Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc và Bắc Thái Bình Dương. Gió mùa tây nam bắt nguồn từ sa mạc của Úc. Tháng ba và tháng mười là thời điểm giao thoa giữa hai kiểu gió mùa.

Indonesia: In-đô-nê-xi-a là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ (5 đảo lớn: Ka-li-man-tan, Xu-mát-tờ-ra, Gia-va, Xu-la-uê-xi và Tây Pa-pua (trước là I-ri-an Jay-a) nằm giữa lục địa châu Á và châu Đại Dương, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa. Với 2 mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3.

Tôn giáo: Đạo Hồi chiếm 86,1% (nhưng không phải là quốc đạo); đạo Tin lành: 5,7%; đạo Thiên chúa: 3%; đạo Hin-đu: 1,8%; và đạo Phật: 1% (số liệu 2007).

Diện tích: Phần đất rộng 1,9 triệu km2. Phần nước rộng 9,9 triệu km2 (gồm cả vùng đặc quyền kinh tế), chiếm khoảng 81% diện tích cả nước. 

Singapore: Singapore là đất nước nhỏ nhất Đông Nam Á; diện tích chỉ lớn hơn đảo Phú Quốc một chút. Đảo quốc này có hình dạng như một viên kim cương. Lãnh thổ Singapore được ngăn cách với bán đảo Malaysia bởi eo biển Johor. Ở phía Nam là eo biển Singapore; eo biển này giáp với biển Đông về phía Đông và giáp với vịnh Malacca và Ấn Độ Dương về phía Tây. Láng giềng của Singapore là Malaysia, Brunei Darussalam và Indonesia.

Khí hậu:  Xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C. Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều.

Tôn giáo: Singapore là một quốc gia đa tôn giáo; theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo; 15% dân số (chủ yếu là người Hoa; người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc. Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai; Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo; các tôn giáo khác không đáng kể.

Philippines: Philippines cùng với Đông Timor là hai nước tại châu Á có cộng đồng Công giáo La Mã chiếm đa số và là một trong những nước có mức độ tây phương hoá cao, một sự hoà trộn độc nhất giữa Đông và Tây. Tây Ban Nha và Hoa Kỳ là những nước có ảnh hưởng văn hoá lớn nhất tới nước này, bởi vì quần đảo Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 350 năm và là thuộc địa của Hoa Kỳ trong gần 100 năm.

Khí hậu: của Philippines nóng, ẩm, nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,5°C (79,7°F). Có ba mùa: Tag-init hay Tag-araw (tháng nóng hay mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5), Tag-ulan (mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11) và Taglamig (mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2). Gió mùa tây nam (tháng 5 – tháng 10) được gọi là “habagat” và gió mùa đông bắc khô (tháng 1 – tháng 4) là “amihan”. Đa số các vùng đảo núi non thường có mưa rào nhiệt đới và có nguồn gốc núi lửa. Điểm cao nhất là Núi Apo ở Mindanao 2.954 mét (9.692 ft).

Diện tích: là một quần đảo với 7.107 hòn đảo với tổng diện tích đất liền gần 300.000 km vuông (116.000 dặm vuông). Nó nằm giữa 116°40′ và 126°34′ đông, và 4°40′ và 21°10′ bắc, giáp với Biển Philippines ở phía đông, Biển Nam Trung Quốc ở phía tây, và Biển Celebes ở phía bắc. Đảo Borneo nằm cách vài trăm km về phía tây nam và Đài Loan thẳng phía bắc. Moluccas và Sulawesi ở phía nam và Palau ở phía đông phía trên Biển Philippines.

 

 

 

Đông Timor: Đông Timor có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Đông Timor, đây là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, độc lập năm 2002. Quốc đảo này bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro, Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với diện tích 15.410 km2 cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía Tây Bắc.

Khí hậu: Nhiệt đới ấm và nóng. chia làm 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4.

Các dân tộc: Gồm hai chủng tộc chính là Malay, Papuan và thiểu số người Hoa.

Brunei: Tên đầy đủ của Brunei là Negara Brunei Darussalam. Theo tiếng Malay nghĩa là “nơi ở hòa bình”. Brunei là đất nước đạo Hồi nên cái sự đau khổ của nhiều du khách khi đến đây cũng do đặc điểm này mà ra. Tháng đẹp nhất để vào Brunei là tháng Ramadan (vào khoảng tháng 9 Dương lịch hàng năm) – tháng mà người theo đạo Hồi thường nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Nếu đến đây vào dịp này, điều kiêng kị đầu tiên với du khách là tránh ăn uống tại chốn đông người hoặc trước mặt những người đạo Hồi. Điều cần lưu ý tiếp theo là trang phục và cách giao tiếp

Khí hậu nhiệt đới xích đạo với 03 mùa trong năm: mùa xuân (tháng 1- tháng 5), mùa hè (tháng 6 đến tháng 8) và mùa họat động gió mùa (tháng 9 đến tháng 12).

Diện tích: Rộng khoảng 5765 km vuông.

3. Đông Nam Á gồm mấy bộ phận?

Đông Nam Á gồm 02 bộ phận là đất liền và hải đảo:

Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên là bán đảo Trung Ấn, Sở dĩ phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ.

Phần đất liền của Đông Nam Á bao gồm các nước sau: Việt Nam, Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia.

Malaysia – phần thuộc hai bang trên đảo Borneo.

Singapore – một đảo quốc nhỏ nằm ngoài khơi của bán đảo Mã Lai.

Brunei – một quốc gia nhỏ nằm trên đảo Borneo, có ranh giới với Malaysia và Biển Đông.

Indonesia – bao gồm các đảo như Sumatra, Borneo, Java và đôi khi phần nằm trên đảo New Guinea cũng được tính đến.

Philippines – một nhóm các đảo có ranh giới với Biển Đông và biển Philippine.

Đông Timor – quốc gia độc lập đầu tiên trong thế kỷ XXI, chia sẻ đảo Timor với Indonesia

Papua New Guinea – quốc gia chiếm phần phía đông của đảo New Guinea, đôi khi cũng được coi là thuộc Đông Nam Á hải đảo.

4. Thuận lợi của vùng Đông Nam Á

– Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn, điều này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

– Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng với các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

– Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục.

– Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp

5. Khó khăn của vùng Đông Nam Á

– Đông Nam Á cũng thường xuyên phải chịu những ảnh hưởng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra như: Sâu bệnh ở cây trồng , Dịch bệnh trong chăn nuôi

–  Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn nên khó khăn cho giao thông đường bộ.

– Thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và sóng thần. Đặc biệt tình trạng khai thác rừng và khai thác khoáng sản không hợp lý đang làm cho hai loại tài nguyên này bị suy giảm nhanh chóng. Do nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á biển đảo còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần, đặc biệt là Indonesia, quốc gia này đã phải hứng chịu những thảm họa động đất, sóng thần trong các năm gần đây.

Trên đây Rong Ba Bakery đã cung cấp một số thông tin xoay quanh về Đông Nam Á. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với quý bạn đọc. Trân trọng cảm ơn!