Điều kiện mở trường mầm non tư thục

Với đặc thù của công việc như hiện nay, nhiều bố mẹ tập trung cho công việc của mình nên không có nhiều thời gian để chăm sóc con trẻ nên nhu cầu gửi trẻ vào các trường mầm non ngày càng cao.

Nhưng bố mẹ nào cũng muốn cho con mình một môi trường tốt nhất để học tập và mầm non tư thục là một trong những môi trường như vậy.

Thực tế là ngày càng có nhiều cá, nhân, tổ chức muốn tiến hành mở trường mầm non tư thục nhưng vẫn đang băn khoăn về những điều kiện mở trường mầm non tư thục.

Bài viết dưới đây của Rong Ba sẽ cung cấp cho quý đọc giả những thông tin liên quan đến điều kiện mở trường mầm non tư thục.

Căn cứ pháp lý

Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT ban hành 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo

Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ

Điều kiện mở trường mầm non tư thục

Điều kiện thành lập

Có đề án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được phê duyệt.

Đề án thành lập trường mầm non xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Điều kiện để được hoạt động

Để được phép hoạt động, trường mầm non cần đáp ứng các điều kiện sau:

Đã được thành lập

Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều kiện cơ sở vật chất

Trường được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo.

Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

Cơ cấu khối công trình gồm: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; Khối phòng phục vụ học tập; Khối phòng tổ chức ăn; Khối phòng hành chính quản trị; Sân chơi.

Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều kiện nhân lực, tài chính, tổ chức

Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để mở trường mầm non tư thục, bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ như sau:

Hồ sơ thành lập

Hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục gồm:

Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Hồ sơ xin phép hoạt động

Hồ sơ xin cấp phép hoạt động trường mầm non gồm:

Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

Bản sao được cấp từ sổ gốc; bản sao được chứng thực từ bản chính; hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mầm non.

Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữatrường mầm non với từng cán bộ quản lý, giáo viên.

Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị.

Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mầm non thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường đang quản lý; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mầm non trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh.

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Để mở trường mầm non tư thục, bạn cần thực hiện lần lượt các thủ tục sau:

Thủ tục thành lập

Bước 1:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở trường mầm non tư thục.

Bước 2:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan.

Bước 3:

Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu không đáp ứng các điều kiện thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thủ tục xin cấp phép hoạt động

Bước 1:

Sau khi được phép thành lập, để đưa trường mầm non tư thục vào hoạt động thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện luật định. Sau đó bạn phải làm thủ tục xin phép hoạt động.

Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ theo quy định trên và gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện  tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2:

Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mầm non.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Những yêu cầu về bằng cấp, điều kiện mở trường mầm non tư thục đối với các cá nhân trong bộ máy trường mầm non tư thục

Yêu cầu bằng cấp đối với bộ máy quản lý khi bạn mở trường mầm non tư thục

Điều 10: Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT. Chủ tịch Hội đồng quản trị

Khi mở trường mầm non chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị. Do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt. Có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Yêu cầu bằng cấp khi mở trường mầm non của Hiệu trưởng trường

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Khi được bổ nhiệm không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước

Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.

Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong ngành giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng khi mở trường mầm non tư thục

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

 Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường. Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường. Trình cấp có thẩm quyền quyết định.

+ Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại. Tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển. Khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản khi mở trường mầm non.

+ Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ. Theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

 Yêu cầu bằng cấp khi mở trường mầm non của Phó Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập. Công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục. Theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng khi mở trường mầm non tư thục:

+Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công.

+ Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền.

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Như vậy: để được công nhận là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng đều kiện đầu tiên là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, sau đó mới tính đến các điều kiện khác.

Yêu cầu về bằng cấp đối với giáo viên, nhân viên khi mở trường mầm non tư thục.

– Đội ngũ giảng dạy, chăm sóc trẻ phải có trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm mầm non được đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục.

– Đội ngũ y tế, kế toán đều phải có bằng trung cấp.

– Đội ngũ văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ phải được bồi dưỡng về vấn đề nghiệp vụ theo đúng quy định.

Câu hỏi thường gặp khi mở trường mầm non tư thục

Thẩm quyền cấp phép hoạt động trường mầm non?

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục.

Thẩm quyền cho phép thành lập trường mầm non?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.

Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục.

Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục.

Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.

Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động.

Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Trường mầm non tư thục bị giải thể trong trường hợp nào?

Trường trường mầm non bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường.

Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mầm non.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về điều kiện mở trường mầm non tư thục. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành những thủ tục pháp lý để mở trường mầm non tư thục, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin