Điều 367 Bộ luật hình sự quy định tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Căn cứ pháp lý tại Điều 367 Bộ luật hình sự

Điều 367 Bộ luật hình sự quy định khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp như sau:

“Điều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.”

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Điều 367 Bộ luật hình sự

Theo quy định của Điều 367, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.

Hoạt động tố tụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Trong đó, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Theo Hiến pháp 2013, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì?
Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì?

Cơ quan và cá nhân có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng gồm các cơ quan và cá nhân được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau:

“Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án.

Người tiến hành tố tụng gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.”

Hoạt động thi hành án được quy định tại Luật Thi hành án số 41/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.

Luật Thi hành án quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người, pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp.

Hoạt động tư pháp và hoạt động thi hành án là hai hoạt động luôn song hành và không thể tác rời nhau. Khi cơ quan tư pháp kết thúc một vụ án bằng bản án hoặc một quyết định thì cơ quan thi hành án là cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định đó.

Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự được quy định tại Điều 11 Luật Thi hành án hình sự như sau:

“Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:

a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:

a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);

b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);

c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);

d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).

Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);

b) Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.”

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 367 Bộ luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin