Điều 363 Bộ luật hình sự quy định tội đào nhiệm

Căn cứ pháp lý

Điều 363 Bộ luật hình sự quy định tội đào nhiệm như sau:

“Điều 363. Tội đào nhiệm

1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

c) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Dấu hiệu pháp lý tại Điều 363 Bộ luật hình sự 

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội đào nhiệm là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức; làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính các cơ quan, tổ chức có người đào nhiệm và cho xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm

Có thể nói, tội phạm này chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “từ bỏ nhiệm vụ công tác”; biểu hiện của hành vi này cũng đa dạng như: Bỏ hẳn cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức; không thực hiện nhiệm vụ được giao và những hành vi khác từ bỏ nhiệm vụ công tác của mình.

Bỏ cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức là tự ý bỏ việc để đến làm việc ở cơ quan,

Hậu quả của hành vi đào nhiệm là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho cơ quan, tổ chức và cho con người.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nếu đào nhiệm mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì chưa cấu thành tội phạm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.

Điều 363 Bộ luật hình sự quy định tội đào nhiệm
Điều 363 Bộ luật hình sự quy định tội đào nhiệm

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có thể là cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Điều 3 Luật Viên chức năm 2010; sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định, viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội đào nhiệm là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn để hậu quả đó xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Hình phạt tại Điều 363 Bộ luật hình sự 

Điều 363 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

c) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 363 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin