Điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự

Đáng bạc là một hành vi diễn ra phổ biến, lợi dụng hoàn cảnh của người thua bạc thì các đối tượng bằng những hình thức khác nhau cung cấp tiền cho người thua để họ tiếp tục thực hiện hành vi, hoặc có những đối tượng không trực tiếp tham gia đánh bạc nhung tạo điều kiện và cung cấp địa điểm đánh bạc và thu lợi từ việc đánh bạc đó. Những hành vi trên còn gọi là gá bạc và tổ chức đánh bạc. Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Quy định về tội đánh bạc 

– Tội đánh bạc được hiểu là hành vi chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào, như: xóc đĩa, bầu cua, tổ tôm, tam cúc, số đề, cá cược, đá (chọi) gà, đua xe, cá cược … một cách trái phép. Trong đó, tiền có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là tài sản, như: ô tô, xe máy, nhà cửa, gia súc, hàng hóa,…

– Như vậy, có thể hiểu đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.

– Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các dấu hiệu cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan:

– Đối với tội tổ chức đánh bạc: có hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia vào việc đánh bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia.
– Đối với tội gá bạc: thể hiện ở hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc, tức là có hành vi cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tụ tập đánh bạc. Bản chất của gá bạc là mục đích trục lợi qua con bạc thông qua việc lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của con bạc với giá rẻ, kinh doanh các dịch vụ ăn uống,…. Hành vi gá bạc cũng là một biểu hiện của hành vi tổ chức đánh bạc và do vậy, hành vi gá bạc được nói đến khi người có hành vi đó không phải là người có hành vi tổ chức đánh bạc.

Cũng như tội đánh bạc, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi đó là hành vi trái phép. Đối với hành vi tổ chức đánh bạc đã được cấp phép thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Hậu quả:

Cũng như tội đánh bạc, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Chỉ cần người phạm tội có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thỏa mãn dấu hiệu khách quan được quy định trong điều luật thì đã cấu thành tội phạm.

Hai hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn dấu hiệu về quy mô lớn, hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xoá án tích thì tái phạm. Cụ thể đó là:

điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự
điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự

– Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

– Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

– Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

– Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 BLHS (Tội Đánh bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 (Tội đánh bạc), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khách thể của tội phạm

Cũng như đối với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến trật tự trị an xã hội, mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội. Và đôi khi là cả tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác.

Đánh bạc là một loại tệ nạn xã hội, gây mất trật tự tri án xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, công tác của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội. Hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc là hành vi tiếp tay cho hành vi đánh bạc, từ đó mà gây nguy hiểm cho xã hội.

III. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hoặc buộc phải biết hành vi của mình là trái phép, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

Động cơ của người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tư lợi. Mục đích phạm tội là nhằm thu lợi bất chính từ các con bạc.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, theo đó, người phạm tội phải đáp ứng hai dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có. Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự (có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi) đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Đối với những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ được áp dụng những quy định của pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Về hình phạt

Mức phạt của tội này được chia thành 02 khung tương ứng với 02 khoản được quy định tại Điều 322 như sau:

Khung cơ bản (tương ứng với khoản 1): phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung tăng nặng (tương ứng với khoản 2): phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. áp dụng cho trường hợp phạm tội sau:

+ Có tính chất chuyên nghiệp, được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm này để lấy tiền làm nguồn sống chính;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Đối với trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể bị áp dụng 01 trong hai hình phạt chính là phạt tiền và phạt tù giam.

Nếu hình phạt chính của người phạm tội là phạt tù thì người phạm tội còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép mà thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội tương ứng với khung hình phạt điều chỉnh hành vi đó.

Đối với trường hợp chưa thỏa mãn các dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo luật hình sự thì người tổ chức đánh bạc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Cụ thể:

– Người tổ chức đánh bạc sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP);
– Người tổ chức đánh đề theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Người có hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Đối với người nước ngoài thì có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Mức phạt quy định tại điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;…”

Như vậy, điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự đề cập đến tình tiết hía trị tài sản sử dụng trong cùng một lần đánh bạc. Ở đây không nhất thiết tài sản chỉ có thể là tiền mà bất cứ loại tài sản nào có giá trị trên chiếu bạc đều quy ra bằng tiền để tính, nếu đáp ứng đủ giá trị 20.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết tại điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về điểm c khoản 1 điều 322 bộ luật hình sực và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin